Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Học Dược sỹ trung cấp: Giấc mơ làm thầy thuốc

Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur.

Với những lý do khác nhau, mà nhiều bạn trẻ chưa thể đặt chân tới các trường ĐH Dược để theo đuổi mơ ước nghề nghiệp của mình. Học Dược sỹ trung cấp đang là lựa chọn của các bạn trẻ.

Ở Việt Nam hiện nay, để trở thành dược sĩ trình độ đại học, sinh viên phải vào học tại các trường đại học đào tạo về dược thuộc hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y tế. Họ có thể học 5 năm đối với sinh viên đào tạo chính quy dài hạn, 3 năm với sinh viên đã có bằng trung cấp Dược, 2 năm đối với người có bằng đại học chính quy dài hạn các ngành bác sỹ Y khoa, sinh học, hóa học (của các trường đại học Khoa học tự nhiên, bách khoa - các trường có cùng đầu vào tương đương). Bạn có thể theo học ngành dược tại những trường đại học như: ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Huế, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Y Dược Cần Thơ.

Tuy nhiên, nếu điều kiện chưa cho phép bạn học ngay Dược sỹ trình độ đại học, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu với dược sĩ trung cấp. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể học liên thông và trở thành dược sĩ đại học theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.

Được biết, Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur là trường chuyên về đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế trình độ trung cấp. Các văn bằng của trường thuộc hệ thống văn bằng quốc gia. Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã nhiều năm từng giảng dạy tại các Trường Đại học lớn, có uy tín trong nước như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học Viện Quân Y… Chính vì vậy, trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur đang là lựa chọn với các bạn trẻ để hiện thực hóa ước mơ làm thầy thuốc của mình.
Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh, khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành.Nghề Dược là nghề mà nhu cầu xã hội đang cần và dễ kiếm việc làm. Bởitrên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhu cầu về dược sĩ, công nhân dược… rất lớn và không ngừng tăng. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược cho thấy, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,19/10.000 dân, trong đó có 10.164 dược sĩ đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Theo ước tính, số lượng sinh viên cần tuyển trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ khoảng 18.000 người. Sự thiếu hụt nhân lực ngành dược tại các bệnh viện và công ty dược phẩm trong nước càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược sản xuất kinh doanh dược phẩm lâu dài tại Việt Nam. Các hãng thuốc của nhiều quốc gia đang thâm nhập thị trường nước ta kèm theo nhu cầu tuyển dụng, tạo ra cơ hội lựa chọn phong phú cho các dược sỹ.

Tại Việt Nam, thu nhập của dược sỹ luôn được xếp vào những ngành nghề có thu nhập cao. Theo quy chế hiện nay, dược sỹ có thể làm ngoài giờ ở các nhà thuốc tư nhân để tăng thu nhập, tuy nhiên nghề nào cũng vậy, cơ hội việc làm và mức thu nhập phụ thuộc vào trình độ, năng lực, sự nhạy bén… của bản thân mỗi cá nhân.

Cử nhân, thạc sĩ đi học trung cấp dược

TT - Trong lúc nhiều học sinh “chê” học trung cấp thì có không ít người tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ lại ngày ngày cắp sách đi học bậc học này.


Tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội năm 1985, bác sĩ Đỗ Văn Phương, giám đốc một phòng khám đa khoa tại Thủ Dầu Một (Bình Dương), gần hai năm nay vẫn đều đặn mỗi tối đến Trường trung cấp Ánh Sáng (quận 12, TP.HCM) học trung cấp dược. Sáng đi làm tại Bình Dương, chiều về lại tất bật đến lớp để kịp giờ học vào buổi tối. Mái tóc điểm bạc, ông là người nhiều tuổi nhất trong lớp học.
Chưa bao giờ muộn
“Khi học y mình cũng được đào tạo về dược nhưng chỉ mang tính chất cơ bản. Nhà có truyền thống theo đông y nhưng mình lại thích tây y nên đăng ký vào ngành bác sĩ đa khoa. Dù làm nghề nào, ngành nào cũng cần phải bổ sung kiến thức để mình có thể làm tốt hơn công việc hiện tại” - ông Phương nói.
Cũng ở tuổi trên dưới 50, chị T. - giảng viên một trường ĐH tại TP.HCM - vẫn đêm đêm cắp sách đi học trung cấp dược và hiện đang học liên thông lên CĐ dược. Chị có bằng thạc sĩ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cử nhân tiếng Anh, trung cấp y, giờ lại học thêm CĐ dược. “Lúc đi học trung cấp dược tôi cũng có phần ngại vì nhiều lý do. Tuy nhiên tôi thấy việc học bổ sung kiến thức chưa khi nào là muộn” - chị T. nói thêm.
Đây không phải là những trường hợp cá biệt. Theo hiệu trưởng nhiều trường trung cấp tại TP.HCM, hiện có rất nhiều trường hợp tốt nghiệp ĐH, CĐ đang theo học trung cấp. Thống kê của Trường trung cấp Ánh Sáng có gần 20 trường hợp, Trường trung cấp Đại Việt có hơn 10 trường hợp... Chị Đoàn Thị Ngọc Thúy - tốt nghiệp ngành hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) năm 2004 và đang làm công tác kiểm nghiệm cho một công ty dược, hiện đang theo học trung cấp dược tại Trường trung cấp Ánh Sáng - cho biết: “Lúc trước mình thích hóa nên thi vào ngành hóa nhưng thực chất cũng không biết học ra sẽ làm gì. Khi đi làm trong ngành dược, mình thấy có nhiều kiến thức về dược mà mình chưa rõ nên đi học trung cấp dược”.
Trong khi đó, Cao Thị Hồng Châu tốt nghiệp ngành cử nhân tiếng Anh Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nhưng hiện tại lại làm kế toán kho cho một doanh nghiệp viễn thông. Châu cho hay lúc tốt nghiệp cũng có đi làm cho các công ty nước ngoài nhưng cảm thấy không phù hợp và bản thân thấy không có khiếu về lĩnh vực phiên dịch nên chuyển sang làm kế toán. Lúc mới làm, dù được hướng dẫn nhưng có những nghiệp vụ chuyên sâu về tài chính mình không biết nên cũng khó khăn. Nghề dạy nghề nhưng có những điều mình phải học để có kiến thức thì mới có thể hoàn thành tốt công việc” - Châu nói thêm.

Ngành y tế, giáo dục đang cản trở Luật Doanh nghiệp

Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp cho biết, hiện nay dịch vụ y tế và giáo dục - đào tạo đang có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Tuy nhiên, những người dân có khả năng đầu tư lại không thể rót vốn vào kinh doanh được chỉ vì sự bảo thủ của một số cấp ngành, cụ thể là phải đối mặt với những giấy phép phi lý...
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Thư ký của Tổ công tác, nguyên nhân chính là do trong các ngành này đã xuất hiện thêm nhiều giấy phép mới không cần thiết. Cụ thể như ngành y tế cho ra đời giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế hay giấy chứng nhận đủ điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư nhân... Ngành giáo dục và đào tạo lại cho ra đời giấy phép kinh doanh dịch vụ giới thiệu chương trình du học nước ngoài. Đáng chú ý là có trường hợp cá biệt khi doanh nghiệp đến làm thủ tục xin phép loại giấy này thì ngay cán bộ làm thủ tục cũng không biết giấy phép này được cấp phép từ khi nào, theo văn bản nào và nhằm mục đích gì.
Cũng theo ông Cung, các giấy phép được ban hành trên đây là trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và làm ảnh hưởng lớn tới tinh thần của luật cũng như hạn chế việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân vào hai lĩnh vực này.
Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2000, đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh. Nhưng do sức ỳ quá lớn của một số ngành, một loạt giấy phép "con" vẫn tồn tại và đang là những cản trở lớn trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp

Ngành Y Dược dư thừa nhân lực: Lỗi của ai?

Mổ xẻ vòng quay đào tạo và sử dụng lao động đang bế tắc ở nhiều ngành nghề, trong đó có ngành y dược, dư luận không thể không đặt câu hỏi: Lỗi này thuộc về ai? Dự báo, định hướng sai hay tại mở mã ngành quá dễ, đào tạo tràn lan, chất lượng yếu?
Quá lãng phí!

Mới đây, tại cuộc họp giữa Sở GD-ĐT và Sở Y tế TPHCM bàn thảo về đào tạo nhân lực ngành sức khỏe (trình độ trung cấp chuyên nghiệp - TCCN) trong tương lai đã đưa ra con số cảnh báo: khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp, không tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Không chỉ có điều dưỡng, dược sĩ trình độ trung cấp như Trung Cấp YTrung Cấp Dược khó tìm được việc làm mà ngay cả bác sĩ, cử nhân ngành sức khỏe ra trường cũng chịu cảnh long đong chờ việc.

Dẫn chứng thực tế này, PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP cho biết: “Ngay cả Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch đào tạo ra 400 người nhưng chỉ sử dụng được 1/2. Sở Y tế TP cũng đau đầu lắm nhưng giải quyết đầu ra rất khó. Đó là chưa kể điều dưỡng ở các tỉnh khác cũng đổ về TP tìm việc làm khiến áp lực gia tăng…”. Cũng theo ông Bỉnh, tình trạng đào tạo điều dưỡng tràn lan, dư thừa, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành y tế.

Nhìn lại thực tế mới thấy giật mình vì sự nở nồi quá nhanh của các cơ sở đào tạo khối ngành y dược trên địa bàn TPHCM. Nếu năm 2007, toàn TP chỉ có 3 cơ sở thuộc các trường đại học y dược đào tạo trình độ TCCN đào tạo nhân lực ngành y dược thì đến nay có đến 27 cơ sở, với 5 trường công lập, 22 ngoài công lập tham gia đào tạo gần 14.000 điều dưỡng, dược sĩ, y sĩ.

Điều đáng nói là ngay cả những trường có uy tín như ĐH Y Phạm Ngọc Thạch cũng chỉ có quy mô đào tạo 400 học viên/khóa nhưng có trường ngoài công lập “sinh sau đẻ muộn” mạnh tay chiêu sinh, đào tạo cả ngàn học viên ngành y dược! Không những thế, tình trạng bội thực ngành này sẽ trầm trọng hơn khi mùa tuyển sinh sắp đến, nhiều trường ĐH, CĐ, TCCN tiếp tục định hướng, tư vấn cho học sinh chọn ngành y dược, nhất là điều dưỡng vì dễ kiếm việc làm. Điều gì sẽ xảy ra nếu học sinh nào cũng chạy theo nghề ‘hot” và tư vấn của các nhà đào tạo lệch pha?

Nhìn thấy kịch bản sẽ dư thừa nhân lực ngành điều dưỡng, tại hội nghị triển khai công tác giáo dục chuyên nghiệp ở TPHCM gần đây, đại diện Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) đã cảnh báo các trường không nên tập trung tuyển sinh ngành này. Đây là “ba-ri-e” đối với các trường TCCN đã mở ngành đào tạo y dược hoặc có chiến lược đầu tư dài hơi.

Bức xúc về tình trạng dư thừa nhân lực y dược, PGS.TS Trần Xuân Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Hồng Bàng, trăn trở: “Chỉ có 40% - 50% học viên tốt nghiệp ra trường có công ăn việc làm, còn lại thất nghiệp. Điều này cũng cho thấy những nỗ lực của nhà trường trong việc đào tạo ngành y dược bị vô hiệu hóa. Nó cũng không hợp với một quốc gia còn nghèo nhưng phí phạm nhân lực đã đào tạo...”. Không những thế, khi cung vượt cầu sẽ phát sinh tiêu cực vì phí chạy việc làm trong ngành y dược, bệnh viện công sẽ cao, thậm chí lên đến cả trăm triệu đồng.

Hóa giải bế tắc?
Như vậy, việc sử dụng không hết công suất đào tạo ở nhiều ngành, trong đó mới nhất là ngành y dược là lỗi của ai? Phân tích bế tắc trong đào tạo và sử dụng, nhiều ý kiến cho rằng thực trạng này xuất phát từ nhiều phía, trong đó công tác dự báo, định hướng đào tạo ngành nghề chưa sát, thậm chí vênh với nhu cầu sử dụng. Tiếp đến và việc mở ngành học quá dễ, đào tạo tràn lan nhưng thiếu chuẩn, chất lượng không đạt yêu cầu…

Một trong những lý do khiến các nhà tuyển dụng chê lao động ngành sức khỏe là do chất lượng đào tạo không đồng đều, thiếu chuẩn thống nhất. Đồng tình với đề xuất phải thống nhất chuẩn đầu ra, nhiều ý kiến đề nghị ngành GD-ĐT phải duyệt chương trình khung đào tạo, kiểm tra kỹ điều kiện được mở ngành cũng như giám sát chất lượng đào tạo.

Th.S Huỳnh Thị Thành (Trường CĐ Bách Việt) cảnh báo rằng: “Nếu cứ để mỗi trường mỗi làm một kiểu thì không thể có nguồn nhân lực đạt yêu cầu sử dụng. Có một nghịch lý đáng báo động và đang tồn tại ở nhiều trường là chạy theo số lượng và thiếu đầu tư trang thiết bị, mô hình giảng dạy nghề điều dưỡng. Vì thế, học viên phải học chay hoặc trên màn hình ti vi là chính. Do thiếu thực hành một cách trầm trọng và thời lượng học ngắn nên nhiều điều dưỡng viên, y tá ra trường nhưng cầm kim tiêm không đúng cách hoặc xử lý tình huống phát sinh trong công việc chuyên môn kém. Tình trạng đào tạo ồ ạt mà không tính đến chỗ thực tập cho sinh viên rất đáng lo ngại về chất lượng. Nhiều bệnh viện đã quá tải bệnh nhân không thể sắp xếp chỗ thực tập cho hàng ngàn sinh viên ngành sức khỏe có nhu cầu thực hành.

Giải thích về nghịch lý bệnh viện quá tải, thiếu điều dưỡng, nhân viên y tế nhưng không thể tuyển thêm người, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nói rằng chỉ tiêu biên chế có hạn, cộng thêm áp lực phải chia sẻ nguồn thu nhập khiêm tốn nên các bệnh viện phải cân nhắc. Đây là “nút thắt” và rất cần khai thông chính sách tuyển dụng kèm những kênh tạo việc làm cho nhân lực ngành sức khỏe, góp phần giảm áp lực dư thừa.

Sắp tới, TPHCM sẽ trở thành siêu đô thị với hơn 10 triệu dân và nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ gia tăng. Thế nhưng, nếu việc dự báo đào tạo ngành y dược trình độ TCCN hoặc cử nhân vẫn tù mù và tuyển sinh đào tạo tràn lan như trước đây thì mức độ dư thừa sẽ gia tăng hơn.

Chính vì thế, để hóa giải bế tắc này TPHCM sẽ thành lập Hội đồng chuyên gia các cơ sở đào tạo ngành sức khỏe với sự tham gia của hai Sở GD-ĐT, y tế, các trường có đào tạo ngành sức khỏe để định hướng cung cầu, nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu của xã hội, kể cả chiến lược đào tạo điều dưỡng viên đi nước ngoài làm việc.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Thông báo kế hoạch nhập học khai giảng lớp y dược sỹ năm 2013

                             TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ & Y TẾ PASTEUR

Thông báo nhập học khai giảng lớp dược sỹ, y sỹ, điều dưỡng năm 2013



Thời gian nhập học đợt 1 từ ngày 15/05/2013 đến ngày 18/06/2013

Thời gian nhập học đợt 2 từ ngày 02/07/2013 đến ngày 05/08/2013

Thời gian nhập học đợt 3 từ ngày 22/08/2013 đến ngày 10/09/2013

Thời gian nhập học đợt 4 từ ngày 02/10/2013 đến ngày 05/11/2013

Thời gian nhập học đợt 5 từ ngày 12/11/2013 đến ngày 25/12/2013
Khi đến nhập học cần mang theo những giấy tờ sau:
Khi đến tập trung học sinh cần mang theo đầy đủ các giấy tờ sau:

1. Giấy báo tập trung bản chính liên hệ SDT: 0988.452.793 & 0904.991.997

2. 01 sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương;

3. Bằng tốt nghiệp THPT (bản gốc) và 02 bản sao công chứng Bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

4. Học bạ THPT (bản gốc) và 02 bản sao công chứng; Bản sao công Bằng + Bảng điểm khác nếu có.

5. Bản sao giấy khai sinh;

6. 02 ảnh (3x4) + 02 ảnh (2x3) cho vào phong bì (ảnh chụp trong thời gian không quá 3 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh);

7. Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

Tất cả các loại giấy tờ trên cho vào túi đựng hồ sơ.

Lưu ý: Nhà trường không tiếp nhận những học sinh không mang đủ các giấy tờ khi đến nhập học.

Tuyển sinh trung cấp y sỹ đa khoa năm 2013

 TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ & Y TẾ PASTEUR
(Pasteur school of medicine and pharmacy)

Tuyển sinh trung cấp y sỹ đa khoa năm 2013


(đào tạo trong và ngoài giờ hành chính)

Y sỹ đa khoa: mã ngành 03

- Mã Trường: 2701

- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT ( hoặc BTVH )

2. Thời gian đào tạo: 2 năm

3. Hệ đào tạo: Trung cấp Chuyên nghiệp hệ chính quy và VHVL.

4. Hình thức tuyển sinh: Ngành Y xét tuyển điểm môn Toán & Sinh theo học bạ THPT hoăc BTTH.

( Nộp hồ sơ tại văn phòng tư vấn tuyển sinh để xét duyệt )

5. Hồ sơ dự tuyển gồm:

- Hồ sơ TCCN (Mẫu của Bộ GD&ĐT mua tại các hiệu sách trong cả nước)

- Bản sao công chứng bằng THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (đối với thí sinh tốt nghiệp 2012)

- Bản sao công chứng học bạ THPT

- 04 ảnh 4x6. Các Giấy tờ ưu tiên nếu có.

6.Thời gian nhận hồ sơ: từ 8h đến 17h từ thứ 2 đến thứ 6

Địa điểm đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển và làm thủ tục nhập học tại địa chỉ:
Phòng tư vấn tuyển sinh số 1 địa chỉ: 5/172 - Thái Thịnh - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội

Quyền lợi của học sinh:

- Học sinh tốt nghiệp được học liên thông Cao Đẳng Y, Đại Học Y (Theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế).

7. Sinh viên thuộc đối tượng chính sách xã hội được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định của Nhà Nước, được vay vốn ngân hàng trong suốt quá trình học tập.Nhà Trường cấp học bổng cho sinh viên có học lực loại giỏi...

Điện thoại: 0988.452.793

Tuyển sinh liên thông cao đẳng dược sỹ năm 2013


    Liên Thông Cao Đẳng Dược


- Ngành đào tạo: Dược sỹ
1. Thời gian, loại hình đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp:
-  Thời gian đào tạo: Ngoài giờ hành chính, buổi tối hoặc Thứ 7 và Chủ nhật gồm 03 học kỳ
-  Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân cao đẳng dược.
2. Điều kiện dự thi:
- Có bằng tốt nghiệp Trung cấp dược chính quy ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc.

- Học sinh tốt nghiệp năm 2013 thi phải tốt nghiệp loại khá thì mới được dự thi.
- Học sinh tốt nghiệp tốt nghiệp loại trung bình và trung bình khá thì phải tốt nghiệp trước tháng 5 năm 2012 mới được dự thi.
3. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển 3 môn:  Toán, Hóa, Chuyên môn Dược
4. Thời gian bán&nhận hồ sơ : từ thứ 2 đến thứ 6, từ 8h đến 16h30.
5. Địa điểm bán & nhận hồ sơ liên thông cao đẳng ngành dược:
Phòng Tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội : Điện Thoại : 09838452793
Địa chỉ số 5/172 Thái Thinh - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội


Thông báo tuyển sinh trung cấp dược năm 2013


News image 

Thông báo tuyển sinh trung cấp dược năm 2013

(đào tạo trong và ngoài giờ hành chính)

I. Mã trường 2701; mã ngành dược 03

1. Đối tượng tuyển sinh.

- Học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc văn hoá.

- Học sinh chưa tốt nghiệp THPT và học sinh đã tốt nghiệp THCS, Nhà trường tổ chức học tập để hoàn thành chương trình THPT, sau đó tiếp tục đào tạo chương trình TCCN chuyên ngành Dược.

2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển vào học không phải thi. 
( Có giấy trúng tuyển ngay nếu Thí sinh Nộp hồ sơ tại văn phòng tư vấn tuyển sinh Số 1 để xét duyệt )
3. Khu vực tuyển sinh: Cả nước.

4. Thời gian đào tạo: Hệ trung cấp dược :20 tháng.

- Học sinh đã tốt nghiệp THCS nhà trường sẽ đào tạo bổ sung kiến thức THPT từ 06 tháng đến 01 năm tùy theo từng đối tượng.

5. Hồ sơ dự tuyển:

5.1. Phiếu đăng ký tuyển sinh TCCN năm 2013 (theo mẫu Bộ GD&ĐT mua tại các hiệu sách trong cả nước)

5.2.Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH (Giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với học sinh vừa tốt nghiệp năm 2012)

5.3.Học bạ THPT (bản sao công chứng)

5.4.2 ảnh 3x4 và 2 phong bì dán sẵn tem; ghi sẵn địa chỉ và điện thoại liên lạc của thí sinh.

5.5 Nếu là học sinh chưa học hết THPT phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

II.Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính.

III. Thời gian khai giảng lớp học: Nhà trường khai giảng liên tục, nhiều lớp trong và ngoài giờ hành chính.

IV. Sau khi tốt nghiệp được học liên thông lên cao đẳng, đại học dược theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế.

V. Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng tư vấn tuyển sinh.
Điện thoại : 04.668.39247 &  0988.452.793

VI. Địa chỉ Văn phòng tư vấn Tuyển sinh Số 1: SỐ 5/172 THÁI THỊNH - LÁNG HẠ - ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI.
VII. Sinh viên thuộc đối tượng chính sách xã hội được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định của Nhà Nước, được vay vốn ngân hàng trong suốt quá trình học tập.Nhà Trường cấp học bổng cho sinh viên có học lực loại giỏi...