Việc làm sao đảm bảo công bằng trong kỳ thi THPT quốc
gia giữa 65 cụm thi do các sở GD&ĐT chủ trì và 38 cụm thi do các
trường ĐH chủ trì là vấn đề cần được đặt ra để sớm có giải pháp khắc
phục, nhất là trong bối cảnh địa phương nào cũng muốn tỷ lệ học sinh đỗ
tốt nghiệp cao.
Theo
quy định của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ có tất cả 103
cụm thi, trong đó có 38 cụm thi do các trường đại học (ĐH) chủ trì dành
cho các thí sinh vừa xét tốt nghiệp, vừa có nguyện vọng xét tuyển ĐH và
65 cụm thi do các Sở GD&ĐT các địa phương chủ trì dành cho thí sinh
chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp. Đây là kỳ thi quốc gia được tổ chức
lần đầu nên nhiều chuyên gia tuyển sinh và giáo viên vẫn tỏ ra phân vân,
lo lắng về khâu tổ chức thi, nhất là việc làm sao đảm bảo được công
bằng giữa các cụm thi.
Là
đơn vị được Bộ GD&ĐT giao tổ chức cụm thi cho thí sinh tại 2 tỉnh
là Nghệ An và Hà Tĩnh, Trường Đại học Vinh (Nghệ An) đã chủ động lên kế
hoạch chuẩn bị từ rất sớm.
GS.
Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho biết: Vinh dự kiến sẽ có
khoảng 60.000 thí sinh tham gia dự thi, trong đó thí sinh của Nghệ An
khoảng 33.000 và thí sinh Hà Tĩnh khoảng 16.000, cộng với khoảng 15.000
thí sinh tự do của cả 2 tỉnh.
Do
số lượng thí sinh lớn, với trên 1.800 phòng thi và khoảng 5.000 cán bộ
coi thi nên Trường ĐH Vinh dự kiến sẽ tổ chức thi tại nhiều điểm khác
nhau tại TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc (Nghệ
An) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Công
tác tổ chức thi cũng sẽ được nhà trường phối hợp chặt chẽ với Sở
GD&ĐT Nghệ An, Hà Tĩnh và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên
cạnh công tác tổ chức, Trường ĐH Vinh còn phối hợp với Đoàn thanh niên 2
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để khảo sát số liệu về cơ sở vật chất, chỗ ở,
phòng trọ…
Trường
ĐH Kinh tế quốc dân là 1 trong 8 trường ĐH ở Hà Nội được giao chủ trì
cụm thi dành cho thí sinh khu vực Hà Nội và 5 tỉnh lân cận, gồm: Nam
Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Ninh.
Theo
GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, để có đủ phòng
thi cho khoảng 20.000 thí sinh đăng ký dự thi, nhà trường đã ký hợp
đồng với một số trường THPT ở các quận, huyện phía Nam thành phố như
Hoàng Mai, Thanh Trì để chuẩn bị sẵn khoảng 600 phòng thi.
Nhà
trường cũng sẽ huy động toàn bộ cán bộ, giáo viên của trường (khoảng
1.300 người) để phục vụ cho công tác coi thi và chấm thi.
Bên
cạnh đó, nhà trường cũng chủ động bố trí chỗ ở cho thí sinh ở xa tại
KTX của nhà trường và tổ chức các lực lượng thanh niên tình nguyện hướng
dẫn thí sinh đến các điểm thi đúng giờ.
Tư vấn, giới thiệu thông tin tuyển sinh 2015 vào ngành Công nghệ thông tin cho phụ huynh và học sinh tại Trường THPT Amsterdam Hà Nội ngày 31/3. |
Trong
số 38 cụm thi cả nước do các trường ĐH chủ trì, Hải Phòng có 2 cụm thi
do Đại học Hàng Hải và Đại học Hải Phòng chủ trì, gồm các thí sinh đến
từ 3 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương.
Ông
Nguyễn Khắc Khiêm, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Hàng Hải cho biết: Theo dự
kiến, cụm thi do ĐH Hàng Hải chủ trì sẽ hơn 35.000 thí sinh đăng ký, với
gần 1.000 phòng thi và khoảng 2.500 cán bộ coi thi, chấm thi. Để thuận
lợi cho thí sinh, nhà trường sẽ bố trí các địa điểm thi tương đối thuận
lợi về giao thông và gần KTX nhà trường.
Mặc dù việc tổ chức kỳ thi THPT quốc
gia 2015 được đánh giá là có nhiều ưu điểm như tạo điều kiện cho thí
sinh trong việc đi lại, tiết kiệm được nhiều nguồn lực cho xã hội; thí
sinh được dùng kết quả thi để đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng tại
các trường ĐH, CĐ khác nhau trên phạm vi cả nước; các trường ĐH cũng hạn
chế được tình trạng thí sinh ảo…
Tuy nhiên, chia sẻ với PV Báo Công an nhân dân, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) lo lắng:
Trước
đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT là do Sở GD&ĐT tổ chức và thi đại học,
cao đẳng là do các trường ĐH, CĐ tổ chức. Do vậy, trong suy nghĩ của
nhiều người, kể cả giáo viên và học sinh, thi ĐH là khó hơn, nghiêm túc
hơn.
Còn thi tốt nghiệp THPT là đại trà nên sẽ dễ dãi hơn. Trong khi đó, kỳ thi THPT quốc gia 2015 là kỳ thi “2 trong 1”, vừa để công nhận tốt nghiệp, vừa lấy kết quả để xét tuyển.
Do
vậy, việc làm sao đảm bảo công bằng giữa 65 cụm thi do các sở GD&ĐT
chủ trì và 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì là vấn đề cần được đặt
ra để sớm có giải pháp khắc phục, nhất là trong bối cảnh địa phương nào
cũng muốn tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao.
“Bộ
GD&ĐT cần phối hợp với các Sở GD&ĐT địa phương và các trường ĐH
giám sát chặt quá trình tổ chức thi, đặc biệt là khâu coi thi; tăng
cường các biện pháp thanh, kiểm tra đột xuất để không xảy ra tình trạng
cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì thì “lỏng” hơn, còn cụm thi do các
trường ĐH chủ trì thì “chặt” hơn”, thầy Hiếu đề xuất.
Là
giáo viên công tác nhiều năm ở huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của
tỉnh Quảng Trị, cô giáo Lâm Thị Thủy, giáo viên Trường THPT Hướng Hóa,
lại tỏ ra băn khoăn về thời điểm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Theo cô Thủy, lịch học của các địa phương đều kết thúc vào cuối tháng 5, mà kỳ thi lại diễn ra vào đầu tháng 7.
Trong
giai đoạn này, nếu để các em về lại các thôn bản, với những bươn chải
cuộc sống thì kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi của các em sẽ rơi rụng hết.
Nên tất yếu người quản lý phải tổ chức ôn luyện cho các em ở trường.
Nhưng đây lại là thời gian nghỉ phép của giáo viên.
Để
huy động giáo viên tham gia giảng dạy, cần có một chính sách phù hợp về
chế độ, quyền lợi, chuyên môn. Do vậy, việc đảm bảo hài hòa cả lợi ích
của học sinh lẫn giáo viên cũng sẽ là một bài toán không dễ đối với nhà
trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét