Cách
trình bày bài thi THPT quốc gia môn Toán để đạt điểm cao: Thầy Phan Huy
Khải chia sẻ kinh nghiệm về cách phân loại câu hỏi khó dễ, cách trình
bày, cách phân chia thời gian làm bài môn Toán.. Bài thi của các bạn sẽ
được chấm theo ý với từng câu hỏi …
1. Phương châm khi đi thi
Bình
tĩnh đọc kĩ đề, liên hệ với kiến thức đã học để tìm hướng giải quyết.
Khi làm bài cần tính toán cẩn thận để tránh mất điểm đáng tiếc, trình
bày bài rõ ràng, mạch lạc, tránh gạch xóa nhiều trong bài thi.
2. Thứ tự làm các câu hỏi trong đề
Nguyên tắc: Giải ngay các câu có thể làm được, làm tuần tự cho tới những câu khó nhất
Các bạn có thể tham khảo trật tự làm bài thầy Phan Huy Khải đưa như sau:
Câu 1 (phần 1): Khảo sát hàm số
Câu 1 (phần 2): Bài toán liên quan đến phần 1, câu 1
Câu 2: Giải phương trình lượng giác
Câu 4: Tính tích phân
Câu 5 (ý a): Bài toán hình học không gian phần tính thể tích
Câu 5 (ý b): Phần b của bài hình học không gian (có thể là tính khoảng cách hoặc tính góc giữa hai đường thẳng chéo nhau…)
Câu 8a (hoặc câu 8b): Bài toán hính học giải tích không gian.
Câu 9a (hoặc câu 9b): Bài toán về số phức, tổ hợp…(Nếu câu 9a hoặc câu 9b dễ các bạn có thể đưa lên trên)
Câu 7a (hoặc 7b): Hình giải tích phẳng
Câu 3: Giải hệ phương trình, phương trình
Câu 6: Bài toán tìm min, max hoặc bất đẳng thức
Câu 1 (phần 2): Bài toán liên quan đến phần 1, câu 1
Câu 2: Giải phương trình lượng giác
Câu 4: Tính tích phân
Câu 5 (ý a): Bài toán hình học không gian phần tính thể tích
Câu 5 (ý b): Phần b của bài hình học không gian (có thể là tính khoảng cách hoặc tính góc giữa hai đường thẳng chéo nhau…)
Câu 8a (hoặc câu 8b): Bài toán hính học giải tích không gian.
Câu 9a (hoặc câu 9b): Bài toán về số phức, tổ hợp…(Nếu câu 9a hoặc câu 9b dễ các bạn có thể đưa lên trên)
Câu 7a (hoặc 7b): Hình giải tích phẳng
Câu 3: Giải hệ phương trình, phương trình
Câu 6: Bài toán tìm min, max hoặc bất đẳng thức
Lưu ý:
Cách sắp xếp trình tự như trên dựa vào mức độ các câu và ý
trong đề thi từ dễ đến khó (dựa vào các đề thi trong những năm
gần đây). Đây chỉ là một ví dụ để các bạn tự sắp xếp trình
tự làm bài. Tùy vào kiến thức và khả năng các bạn nên tự hình thành
một cách sắp xếp thứ tự làm bài hợp lí cho bản thân.
Thầy Khải đang hướng dẫn một số kinh nghiệm làm bài môn Toán.
3. Cách trình bày bài thi môn Toán
Nguyên tắc: Rành mạch, rõ ràng, làm tới đâu chắc tới đó
Bài
thi đại học của các bạn sẽ được chấm theo ý với từng câu hỏi, chính vì
thế có thể kết quả cuối cùng của Bạn không đúng nhưng có những bước giải
chính xác thì vẫn được tính điểm. Với giải các câu hỏi học sinh nên
trình bày rõ ràng theo từng ý như
Câu 1 (phần 1) hay (ý 1) để người chấm dễ theo dõi bài làm.
Tương ứng với phần ví dụ ở trên, thầy Phan Huy Khải đưa ra cách trình bày của từng ý, từng câu trong đề như sau:
Câu 1 (phần 1)………………………………………………………………
Câu 1 (phần 2)………………………………………………………………
Câu 2…………………………………………………………………………..
……………
Câu 8a………………………………………………………………………..
Câu 9a………………………………………………………………………..
Câu 7a………………………………………………………………………..
Câu 3…………………………………………………………………………
Câu 6…………………………………………………………………………
Câu 1 (phần 2)………………………………………………………………
Câu 2…………………………………………………………………………..
……………
Câu 8a………………………………………………………………………..
Câu 9a………………………………………………………………………..
Câu 7a………………………………………………………………………..
Câu 3…………………………………………………………………………
Câu 6…………………………………………………………………………
Lưu
ý: Khi làm bài ở các phần cuối mỗi trang, cần trình bày sao
cho giám khảo chấm thi thấy các bạn còn tiếp ở trang sau (nhất
là những trang cuối ở bài thi) nếu không các bạn dễ bị chấm
sót. Thí dụ ở cuối trang các bạn nên viết những câu, những
biểu thức mà người chấm thấy các bạn còn làm tiếp ở mặt
sau, thí dụ như:
Câu 9a:
…………………………………
…………………………………
Vậy theo công thức, ta có: (chuyển sang trang sau)
4. Phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi
Việc
phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi là quan
trọng. Bài thi về môn Toán các bạn sẽ làm trong 180 phút, bài
có 9 câu, 10 ý. Như vậy, trung bình mỗi ý các bạn có tối đa 18
phút để làm bài.
Thầy Khải gợi ý khung thời gian làm bài cho từng ý, từng câu hỏi trong đề thi như sau:
- Câu 1 (ý 1): 10 phút – Câu 8a: 15 phút
- Câu 1 (ý 2): 10 phút – Câu 9a : 15 phút
- Câu 2: 15 phút – Câu 7a: 20 phút
- Câu 4: 15 phút – Câu 3 : 20 phút
- Câu 5 (ý a):15 phút – Câu 6: 30 phút
- Câu 5 (ý b):15 phút Tổng cộng: 180 phút
- Câu 1 (ý 2): 10 phút – Câu 9a : 15 phút
- Câu 2: 15 phút – Câu 7a: 20 phút
- Câu 4: 15 phút – Câu 3 : 20 phút
- Câu 5 (ý a):15 phút – Câu 6: 30 phút
- Câu 5 (ý b):15 phút Tổng cộng: 180 phút
Trong
các bài trên vì có câu 6 là khó nhất, nên các bạn nên dành
tuyệt đối thới gian cho các câu trên (thậm chí có thể dùng cả
180 phút), vì câu 6 nói chung các bạn sẽ bỏ hoặc không làm
được. Tất nhiên, cách phân bố trên chỉ là gợi ý để các bạn
tham khảo. Đối với 1 câu các bạn nghĩ 15 phút không ra thì phải
bỏ ngay và chuyển sang câu và ý tiếp theo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét