Tuyển sinh 2015: Xét tuyển đại học sau khi đã biết điểm thi tưởng dễ nhưng lại khó và sẽ có nhiều bất ngờ.
Kỳ thi THPT quốc gia 2016 đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với học sinh lên lớp 12. Trong đó, việc xét tuyển vào đại học sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia là thay đổi lớn và có ảnh hưởng nhiều nhất tới học sinh.
Về mặt cơ hội, việc xét tuyển sinh sau khi biết kết quả thi tạo cảm giác "chắc chắn" và "có phương án dự bị" bởi vì:
• Hình thức xét tuyển này giảm áp lực thi cử cho học sinh. Nếu như mọi năm, mỗi thí sinh bước vào phòng thi thường bị áp lực bởi điểm chuẩn năm trước thì năm nay áp lực ấy được giảm thiểu đi nhiều.
• Học sinh có thể thay đổi trường đại học nếu cảm thấy điểm số của mình không an toàn thay vì bắt buộc phải chờ điểm chuẩn của 1 trường đại học duy nhất như mọi năm.
• Sử dụng kết quả thi của tối đa 8 môn thi để xét tuyển vào nhiều trường đại học với nhiều tổ hợp khác nhau.
Về thách thức, một cách sâu xa hơn, hình thức xét tuyển này cũng đặt ra rất nhiều thách thức và nhiều rủi ro nếu như học sinh không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt kiến thức và hết sức tỉnh táo khi tính toán mục tiêu của mình.
• Rất tiếc, điểm chuẩn hằng năm không còn là "cái phao cứu sinh" nữa.
Với hình thức thi cũ, sự ổn định về điểm chuẩn, về chỉ tiêu tuyển sinh, về tỉ lệ chọi là căn cứ giúp học sinh lựa chọn được trường đại học phù hợp với phổ điểm thi thử của mình. Tuy nhiên, từ năm 2015 trở đi, điểm chuẩn sẽ tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Khi đã biết điểm thi, học sinh sẽ có cách lựa chọn hoàn toàn khác những năm trước.
• Rất hồi hộp, điểm chuẩn của các trường sẽ biến động đầy bất ngờ: Sẽ có trường điểm chuẩn tăng vọt vì quá nhiều thí sinh xét tuyển sinh 2015 , lại sẽ có những trường "ế ẩm" vì thiếu hồ sơ xét tuyển.
• Rất nguy hiểm, điểm chuẩn các trường tốp đầu có thể sẽ cao chót vót. Mọi năm, bạn rất sợ mỗi khi đăng kí Y Hà Nội vì điểm chuẩn toàn trên 27. Đến năm 2016, nếu đạt 27 điểm, bạn sẽ rất tự tin đăng kí Y Hà Nội. Vì thế, các trường tốp thường tập trung nhiều thí sinh điểm cao dẫn đến điểm chuẩn có thể sẽ ở mức chót vót.
• Rất đáng sợ, khi tỉ lệ chọi không còn là tỉ lệ chọi ảo nữa. Hằng năm, thí sinh đến dự thi có thể chỉ chiếm 30% so với tổng số hồ sơ đăng kí. Nhưng đến năm 2016, 100 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học sẽ là 100 thí sinh thật và có chung một mục đích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét