Kết
thúc 2 đợt xét tuyển đại học năm 2015, nhiều trường đại học, cao đẳng
lo ngại sẽ không có đủ nguồn tuyển sinh cho đợt xét tuyển tiếp theo.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại ĐH Công nghệ TP.HCM |
Vẫn còn hàng ngàn chỉ tiêu cho đợt 2 xét tuyển bổ sung
Với
3.800 chỉ tiêu xét bổ sung đợt 1, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận được
2.000 hồ sơ. Vì thế, trường vẫn phải tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2.
Lãnh
đạo nhà trường cho biết, 1.500 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung đợt 2
trường dành xét tuyển cho 23 ngành bậc ĐH với mức điểm từ 15 trở lên và
22 ngành bậc CĐ điểm từ 12 trở lên. Riêng ngành Dược học bậc ĐH xét
tuyển với mức điểm cao nhất, từ 18.75 trở lên. Đối với ngành Kiến trúc,
điểm thi môn Năng khiếu từ 3 điểm trở lên; ngành Thiết kế Đồ họa, môn
Năng khiếu không bị điểm liệt. Hai ngành còn nhiều chỉ tiêu xét tuyển là
Kiến trúc (còn 100 chỉ tiêu - bậc ĐH) và Thiết kế Đồ họa (200 chỉ tiêu -
bậc ĐH và CĐ).
Bên cạnh xét kết quả thi THPT quốc gia 2015,
trường còn xét học bạ THPT của thí sinh với ngưỡng tối thiểu từ 6.0
điểm trở lên bậc ĐH và từ 5.5 điểm bậc CĐ. Đối với các khối ngành năng
khiếu sẽ kết hợp xét kết quả học tập THPT và điểm thi hai môn Năng khiếu
(Hình họa, Trang trí).
Riêng
đối với khối ngành sức khỏe, ngoài việc xét điểm tổng kết học bạ còn
xét điểm trung bình lớp 12 của một môn theo nguyên tắc từ cao xuống thấp
cụ thể: môn Hóa học với ngưỡng xét tối thiểu 6.5 trở lên dành cho ngành
Dược bậc ĐH; từ 5.5 dành cho ngành Dược bậc CĐ. Môn Sinh học với ngưỡng
xét tối thiểu đạt 6.0 trở lên dành cho ngành Điều dưỡng bậc ĐH, từ 5.0
dành cho ngành Điều dưỡng bậc CĐ.
ĐH
Công nghệ TP.HCM mặc dù sau đợt 1 xét tuyển nguyện vọng bổ sung đã cơ
bản tuyển đủ chỉ tiêu, tuy nhiên vì lo ngại mức độ “ảo” lớn, thí sinh
không nhập học nên trưởng tiếp tục xét bổ sung đợt 2 với 370 chỉ tiêu
trình độ ĐH và 230 chỉ tiêu trình độ CĐ.
ĐH
Kinh tế Tài chính TP.HCM tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2
với 350 chỉ tiêu. Điểm xét tuyển từ 15 – 18 điểm trình độ ĐH và 12 điểm
với các ngành trình độ CĐ.
ThS.
Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin
Gia Định cho biết, đợt xét bổ sung đầu tiên trường nhận được khoảng 600
hồ sơ, trong đó hình thức xét học bạ chiếm 350 chỉ tiêu. Do lượng thí
sinh ảo quá nhiều, trường tiếp tục xét 400 chỉ tiêu cho đợt tuyển bổ
sung kế tiếp.
ĐH
Hoa Sen thông báo tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2 với 360 chỉ tiêu
trình độ ĐH (điểm xét tuyển từ 15 – 19 điểm) và 20 chỉ tiêu trình độ CĐ
(điểm xét tuyển 12).
ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng sẽ xét tuyển bổ sung gần 1.000 chỉ tiêu cho cả hai bậc ĐH và CĐ sắp tới.
ĐH
Văn hóa TP.HCM là một trong những trường ĐH công lập hiếm hoi tiếp tục
xét tuyển bổ sung đợt 2 với 60 chỉ tiêu cho 4 ngành đạo tạo bậc ĐH.
Lo cạn nguồn tuyển
Mặc
dù vẫn thông báo xét tuyển bổ sung các đợt tiếp theo nhưng hầu hết các
trường đều lo ngại tình trạng cạn nguồn tuyển, đặc biệt với khối CĐ.
Trường
CĐ Bách Việt sau đợt xét tuyển nguyện vọng 1 chỉ có 800 thí sinh nhập
học trong khi trường gọi 1.500 thí sinh. Xét tuyển bổ sung đợt 1 trường
chỉ nhận được 300 hồ sơ, trường tiếp tục xét hơn 1.000 chỉ tiêu nguyện
vọng bổ sung đợt tiếp theo. Tuy nhiên, nhà trường cho biết, đến cuối
tháng 9 thì nguồn tuyển có thể đã cạn nên chắc khó hy vọng tuyển sinh được như chỉ tiêu mong muốn.
Lãnh
đạo Trường CĐ Giao thông vận tải 3 cho biết, khả năng thí sinh không
đến nhập học dù đã có giấy báo sẽ khá cao nên mặc dù đợt 1 xét tuyển
nguyện vọng bổ sung trường đã nhận được 500 hồ sơ nhưng vẫn tiếp tục xét
tuyển bổ sung đợt 2 với 700 chỉ tiêu.
Theo
lãnh đạo nhà trường, việc áp dụng quy chế tuyển sinh mới cho năm nay,
các trường CĐ càng cạn kiệt nguồn tuyển vì thí sinh có thêm nhiều lựa
chọn để vào các trường ĐH, ngoài việc xét tuyển bằng điểm thi còn được
xét tuyển bằng học bạ phổ thông. Việc các trường ĐH áp dụng cả hai hình
thức xét tuyển này đã gần như “vét sạch” nguồn tuyển của các trường CĐ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét