Những
băn khoăn, lo lắng của thí sinh xét tuyển ĐH, CĐ đã được Thứ trưởng Bộ
GD-ĐT Bùi Văn Ga thẳng thắn chia sẻ thông qua các phương tiện truyền
thông.
- Theo quan sát của ông, đến thời điểm này công tác xét tuyển có vấn đề gì còn trăn trở?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tất
cả những gì đã diễn ra trong đợt xét tuyển đầu tiên cũng nằm trong dự
kiến của Bộ GD-ĐT. Khi chúng ta làm phương án xét tuyển ĐH, CĐ thì chúng
ta đã bàn thảo rất kỹ các phương án đưa ra, lấy ý kiến rất rộng rãi và
chọn phương án hợp lý nhất để áp dụng.
Tất nhiên có nhiều phương án khác nhau nhưng phương án hợp lý giúp cho nhà trường ít ảo, giúp thí sinh thuận lợi trong công tác tuyển sinh thì chúng ta đã sử dụng như vừa rồi thì kết quả chúng ta đã thấy rõ.
Những
thí sinh đạt kết quả cao thì có nhiều phương án lựa chọn trường và
ngành mà các em yêu thích. Những em có điểm thấp hơn cũng có nhiều cơ
hội chọn trường và ngành mà các em mong muốn trên các thông báo, thống
kê của các trường trong suốt quà trình xét tuyển vừa qua.
Những
thí sinh chẳng may chọn trường không phù hợp với kết quả mình đạt được,
các em cũng có cơ hội đăng ký xét tuyển lại. Tất cả những điều đó cũng
giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp nhất với các ngành nghề
đào tạo tại trường và các em thí sinh cũng có nhiều cơ hội lựa chọn để
tránh những rủi ro không đáng có để các em có thể vào học các trường,
ngành mà các em yêu thích.
- Mục đích lớn nhất của cải tiến tuyển sinh 2015 là giảm nặng nề, phiền hà, mệt mỏi cho thí sinh nhưng đến lúc này, mục đich này xem ra không đạt như mong muốn?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Kết
quả đạt được về giảm nhẹ áp lực và tốn kém cho thí sinh và xã hội đã
rất là rõ. Thay vì chúng ta tổ chức 4 đợt thi với sự dịch chuyển của
hàng triệu thí sinh thì bây giờ chúng ta chỉ có một đợt thi duy nhất là kỳ thi THPT quốc gia, sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Trong
quá trình xét tuyển đợt 1, Bộ đã cho phép thí sinh nào mà khả năng
trúng tuyển thấp có thể rút hồ sơ ra nộp trường khác. Bộ cũng đã mở các
kênh của các Sở để giúp cho các em thay đổi nguyện vọng xét tuyển.
Các
em chỉ việc đến Sở nộp đơn xin chuyển nguyện vọng, và các Sở sẽ thao
tác trên phần mềm và chuyển các thông tin đến trường đại học có liên
quan. Như vậy không có việc rút hồ sơ hay chuyển hồ sơ gì cả, mà tất cả
thông tin đều thao tác trên phần mềm rất thuận tiện và đảm bảo an toàn
tuyệt đối.
Tuy
nhiên, có nhiều thí sinh do lo lắng muốn đến tận trường rút hồ sơ để
thấy rõ ràng là mình nhận được phiếu xác nhận để yên tâm, thì chúng tôi
cũng rất chia sẻ sự lo lắng của các em và phụ huynh. Tuy nhiên, Bộ cũng
khuyên các em nên sử dụng kênh qua các Sở để thuận tiện nhất và an toàn.
Tuy
vậy, việc rút hồ sơ chỉ xảy ra ở một số trường lớn, có sức hút thí sinh
cao. Theo thống kê có khoảng 30-40 trường, tức là khoảng 1/10 tổng số
trường ĐH, CĐ trên cả nước.
Ở
đó thì có một số thí sinh nộp hồ sơ khi mà số lượng thí sinh nộp chưa
nhiều thì theo kết quả thống kê các em có nộp trong vòng trúng tuyển
nhưng sau đó thì nhiều thí sinh nộp lên, nhiều thí sinh điểm cao thì
những em này có khả năng trúng tuyển thấp hơn nên các em đến rút hồ sơ.
Thời
điểm rút như vậy tập trung nên có thể gây vất vả cho các em ở một số
trường, phải chờ đợi lâu. Bộ rất chia sẻ điều này. Tuy nhiên, số lượng
mà các em dịch chuyển như vậy không thể so sánh với sự dịch chuyển của
hàng triệu thí sinh trong những đợt thi trước kia. Cho nên là nhìn chung
tổng thể thì áp lực đối với xã hội cũng như thí sinh giảm đi rất lớn.
-
Hiện tại vẫn còn rất nhiều thí sinh còn lo lắng, băn khoăn không biết
nộp hồ sơ xét tuyển vào trường nào để có thể tận dụng cơ hội ngay từ
đầu. Vậy ông có thể có chia sẻ, lời khuyên như thế nào để thí sinh an
tâm?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện
nay tất cả các trường ĐH lớn, những trường có số lượng thí sinh nộp vào
đủ chỉ tiêu, Bộ đã yêu cầu tất cả các trường phải công bố ngưỡng xét
tuyển tạm thời. Trên cơ sở ngưỡng xét tuyển tạm thời này, thí sinh so
sánh với điểm kết quả đạt được của mình để quyết định có rút nộp trường
khác hay không.
Lời
khuyên rất quan trọng cho các em là các em tới sở để thay đổi nguyện
vọng. Còn nếu các em tới trường để rút sẽ không kịp. Nhưng tới sở nộp
đơn xin chuyển nguyên vọng của mình rồi, sở đã nhận tức là Sở hoàn toàn
chịu trách nhiệm đảm bảo thời gian trước khi hệ thống khóa cơ sở dữ
liệu. Các em không nên chạy đến trường như những ngày qua nữa.
-
Cũng có nhiều ý kiến đặt vấn đề là các khâu tuyển sinh nên giao tự chủ
cho các trường thay vì Bộ cứ ôm đồm như hiện nay. Bộ có những điều chỉnh
như thế nào trong các năm tới?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Chính
vì vừa rồi mình giao tự chủ cho các trường nên đã xảy ra một số khó
khăn cho thí sinh. Trước đây, khi mà thực hiện việc đổi mới tuyển sinh
và xét tuyển, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ứng
dụng công nghệ thông tin và xét tập trung, Bộ cũng đã giao cho Cục Khảo
thí nghiên cứu, xây dựng một phần mềm để chúng ta xét tập trung.
Và khi xét tập trung như vậy, thí sinh không phải đến rút hồ sơ xét tuyển trường
này hay nộp hồ sơ xét tuyển trường khác, các em chỉ cần đăng ký trên
mạng, rồi sau đấy phần mềm của Bộ sẽ chạy và phân bố thí sinh về trường
A, B, C… nếu thí sinh đăng ký trúng tuyển vào trường đó. Rất gọn gàng và
thí sinh không phải đi đâu hết.
Tất
cả những cái đấy Bộ đã tính toán và đầu tư trí tuệ để xây dựng phần mềm
quan trọng như thế và phần mềm đã chạy rất tốt rồi. Chỉ tiếc rằng khi
đưa ra thảo luận với các trường thì các trường nói như vậy thì vi phạm
quyền tự chủ tuyển sinh của các trường.
Các
trường vẫn muốn nhận thực tế hồ sơ thí sinh để xét tuyển giống như làm
trước đây. Bộ thấy nhiều trường đề nghị như vậy nên Bộ cũng thực hiện
phương án này: giao cho thí sinh đến trường để các trường nhận hồ sơ nên
nó sinh ra những khó khăn mà thí sinh phải đi lại vất vả như thế.
Việc
này không phải là Bộ không có tính toán, mà cũng đã biết trước, chuẩn
bị cơ sở vật chất, phần mềm công nghệ thông tin sẵn sàng để giảm nhẹ cho
thí sinh.
Cho
nên, tự chủ là một mặt là chúng ta giao tự chủ cho trường, mặt khác
chúng ta cũng phải tính toán đến lợi ích của thí sinh. Cho nên từ kinh
nghiệm của đợt xét tuyển vừa rồi, Bộ cũng sẽ tính toán, làm thế nào để
hài hòa.
Một
mặt tự chủ của trường vẫn đảm bảo tốt, nhưng mặt khác thì chúng ta giảm
nhẹ công tác xét tuyển để thí sinh, phụ huynh không phải vất vả.
-
Đợt xét tuyển tới đây, nhiều ý kiến cho rằng Bộ nên có bộ phận tư vấn
cho thí sinh là ở ngưỡng này là có khả năng đậu rồi, không nên rút hồ sơ
nữa. Như thế cũng để thí sinh không phải hoang mang, lo lắng rút ra rút
vào hoặc lo mình không đỗ và cũng giảm sự vất vả cho các trường. Bộ có
hướng cho các trường là nên có bộ phận tư vấn cho thí sinh là ở ngưỡng
đấy không nên rút hồ sơ hay không?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Rõ
ràng là khi các trường đã công bố ngưỡng điểm xét tuyển tạm thời, thì
đó đã là tư vấn rất là quan trọng rồi. Nghĩa là tới thời điểm này, với
điểm X nào đó thì các em có thể trúng tuyển, dưới điểm đó các em có thể
không trúng tuyển và không nên nộp nữa.
Và
các em dưới ngưỡng này có thể tính toán đến việc rút hồ sơ, nộp trường
khác. Như vậy, chính cái ngưỡng đấy là thông tin quan trọng nhất mà các
trường công bố, và các em thí sinh cũng dựa vào đó để quyết định rút
hoặc nộp hồ sơ của mình.
Trong
các đợt xét tuyển tiếp theo, các trường cũng sẽ công bố các thông tin
cần thiết để thí sinh theo dõi, quyết định. Tuy nhiên, đợt tiếp theo
này, số lượng thí sinh sẽ không còn nhiều vì phần lớn các trường lớn đều
đạt được chỉ tiêu cần thiết rồi.
Chỉ
còn một số trường còn lại hiện nay số lượng thí sinh chưa đủ thì sẽ
công bố việc xét tuyển tiếp theo, nên các trường và thí sinh cũng sẽ
không còn vất vả như lần trước nữa, nên việc xét tuyển bổ sung sẽ diễn
ra tốt đẹp.
- Đến thời điểm này, ông có thể chia sẻ những dự kiến đổi mới trong công tác tuyển sinh của năm tới?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Sau
khi kết thúc đợt tuyển sinh năm nay, Bộ sẽ tổ chức họp để trao đổi rút
kinh nghiệm. Sẽ có các Sở, các trường, các chuyên gia sẽ nghiên cứu,
trao đổi thông tin.
Những
mặt tốt chúng ta phát huy, những mặt nào còn hạn chế chúng ta sẽ rút
kinh nghiệm để sửa đổi, thay đổi cho tốt hơn. Trước đây, 13 năm chúng ta
thực hiện kỳ thi 3 chung, năm nào kết thúc chúng ta cũng tổ chức rút
kinh nghiệm cả. Năm nào chúng ta cũng điều chỉnh, bổ sung quy chế để năm
sau tốt hơn năm trước.
Năm nay là năm đầu tiên chúng ta thực hiện đổi mới tuyển sinh nên chắc chắn sẽ còn những mặt hạn chế. Chúng ta sẽ tiếp thu, sửa đổi, rút kinh nghiệm để tốt hơn.
Còn
đối với thí sinh, những năm sau này các cháu cũng sẽ quen dần với
phương thức xét tuyển mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào
tuyển sinh để làm nhẹ bớt khâu xét tuyển, đặc biệt là việc nộp hồ sơ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét