Chỉ
còn 3 ngày nữa, thời hạn đăng ký xét tuyển đại học sẽ kết thúc. Liên
tục theo dõi thông tin, thí sinh và người nhà sốt ruột nhìn mức điểm
chuẩn đang trong xu thế tăng dần.
Thí sinh chỉ còn 2 ngày để quyết định cơ hội trúng tuyển đại học
Thí sinh sốt ruột, trường đủng đỉnh
Chỉ còn 3 ngày nữa, thí sinh sẽ hết quyền nộp hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đại
học. Thời điểm này, không ít thí sinh đứng ngồi không yên với mức điểm
chuẩn thay đổi liên tục. Người nhà và thí sinh đến nộp hay rút hồ sơ đều
trong trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên, ngày chủ nhật 16-8, không phải
trường nào cũng mở cửa cho thí sinh tới nộp – rút hồ sơ. Ông Nguyễn
Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, bộ phận
xét tuyển của trường vẫn hoạt động bình thường với lượng thí sinh đến
rút hồ sơ khá nhiều. Trong khi đó, ĐH Bách khoa Hà Nội lại yên ắng lạ
thường với tuyên bố không làm việc vào chủ nhật.
Các thí sinh đến trường này đều phải quay về và trở lại vào sáng thứ hai. “Bộ thông báo là các trường đều hoạt động tất cả các ngày trong thời hạn 20 ngày đăng ký xét tuyển. Vì còn ít ngày nữa là hết hạn nên tôi tranh thủ chủ nhật đi rút hồ sơ cho con, vậy mà trường lại không làm việc” – chị Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết.
ĐH Ngoại thương Hà Nội công bố, trường này sẽ cập nhật mức điểm an toàn vào 17h hàng ngày và lưu ý mức điểm có thể thay đổi theo số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển hàng ngày. Theo số liệu cập nhật đến 15h ngày 16-8, trường này đã có 3.286 hồ sơ đăng ký xét tuyển với số thí sinh dự kiến gọi nhập học là 2.700. Như vậy, sẽ có hơn 500 hồ sơ nằm ngoài chỉ tiêu và thí sinh cần sớm cập nhật để rút hồ sơ kịp thời hạn.
Các thí sinh đến trường này đều phải quay về và trở lại vào sáng thứ hai. “Bộ thông báo là các trường đều hoạt động tất cả các ngày trong thời hạn 20 ngày đăng ký xét tuyển. Vì còn ít ngày nữa là hết hạn nên tôi tranh thủ chủ nhật đi rút hồ sơ cho con, vậy mà trường lại không làm việc” – chị Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết.
ĐH Ngoại thương Hà Nội công bố, trường này sẽ cập nhật mức điểm an toàn vào 17h hàng ngày và lưu ý mức điểm có thể thay đổi theo số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển hàng ngày. Theo số liệu cập nhật đến 15h ngày 16-8, trường này đã có 3.286 hồ sơ đăng ký xét tuyển với số thí sinh dự kiến gọi nhập học là 2.700. Như vậy, sẽ có hơn 500 hồ sơ nằm ngoài chỉ tiêu và thí sinh cần sớm cập nhật để rút hồ sơ kịp thời hạn.
Điểm cao chóng mặt
Với
trường ĐH Kinh tế quốc dân, ông Nguyễn Quang Dong cho biết có sự biến
động ở những ngành mà trước đó điểm chuẩn tạm thời xác định ở mức thấp
như ngành kinh tế nông nghiệp tăng từ 21 lên 21,75 điểm. Theo thống kê,
đến trước 17h ngày 16-8, trường này có khoảng 5.400 thí sinh đăng ký xét
tuyển trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 4.800. Ông Nguyễn Quang
Dong cũng dự báo mức điểm chuẩn tạm tính có thể tăng nhẹ khi xuất hiện
những thí sinh điểm cao nhưng chưa đủ để trúng tuyển vào những trường có
điểm chuẩn rất cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, sẽ chuyển hồ sơ
đăng ký xét tuyển vào trường.
Trường ĐH Dược Hà Nội cũng cập nhật đến ngày 15-8, có 634 hồ sơ nộp vào trên tổng chỉ tiêu 550 sinh viên, trong đó có hơn 100 trường hợp thuộc diện xét tuyển thẳng, cử tuyển, ưu tiên xét tuyển… Nếu cắt đúng 550 thí sinh xếp từ cao xuống thấp thì mức điểm chuẩn dừng lại ở 25,5 điểm.
Riêng với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn chính thức đã được công bố sau khi trường này tổ chức thi năng khiếu. Theo đó, trong 7 chuyên ngành Báo chí, chuyên ngành Truyền hình lấy điểm cao nhất 21,5 điểm. Báo chí đa phương tiện và Báo in đều lấy mức điểm 21. Ngành Quay phim truyền hình lấy điểm thấp nhất 19 điểm. Giám đốc Học viện Trương Ngọc Nam công bố, trường lấy 435 chỉ tiêu cho 7 chuyên ngành báo chí. Trong số này đã có khoảng 30-40 thí sinh đoạt giải quốc gia được tuyển thẳng. Học viện sẽ trả hồ sơ cho thí sinh không trúng tuyển ngành Báo chí từ ngày 16 đến 20-8.
Với thời hạn 3 ngày còn lại, thí sinh sẽ khá căng thẳng trong việc theo dõi thông tin mức điểm an toàn vì vẫn còn những trường hợp chưa nộp hồ sơ vào trường nào để chờ xác định được mức điểm an toàn nhất mới nộp hồ sơ. Khi đó, khả năng biến động vẫn tiếp tục xảy ra cho đến sau 17h ngày 20-8. Đó là chưa kể những trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc các trường hợp đăng ký xét tuyển trực tuyến chưa thể cập nhật trong ngày 20-8.
Trường ĐH Dược Hà Nội cũng cập nhật đến ngày 15-8, có 634 hồ sơ nộp vào trên tổng chỉ tiêu 550 sinh viên, trong đó có hơn 100 trường hợp thuộc diện xét tuyển thẳng, cử tuyển, ưu tiên xét tuyển… Nếu cắt đúng 550 thí sinh xếp từ cao xuống thấp thì mức điểm chuẩn dừng lại ở 25,5 điểm.
Riêng với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn chính thức đã được công bố sau khi trường này tổ chức thi năng khiếu. Theo đó, trong 7 chuyên ngành Báo chí, chuyên ngành Truyền hình lấy điểm cao nhất 21,5 điểm. Báo chí đa phương tiện và Báo in đều lấy mức điểm 21. Ngành Quay phim truyền hình lấy điểm thấp nhất 19 điểm. Giám đốc Học viện Trương Ngọc Nam công bố, trường lấy 435 chỉ tiêu cho 7 chuyên ngành báo chí. Trong số này đã có khoảng 30-40 thí sinh đoạt giải quốc gia được tuyển thẳng. Học viện sẽ trả hồ sơ cho thí sinh không trúng tuyển ngành Báo chí từ ngày 16 đến 20-8.
Với thời hạn 3 ngày còn lại, thí sinh sẽ khá căng thẳng trong việc theo dõi thông tin mức điểm an toàn vì vẫn còn những trường hợp chưa nộp hồ sơ vào trường nào để chờ xác định được mức điểm an toàn nhất mới nộp hồ sơ. Khi đó, khả năng biến động vẫn tiếp tục xảy ra cho đến sau 17h ngày 20-8. Đó là chưa kể những trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc các trường hợp đăng ký xét tuyển trực tuyến chưa thể cập nhật trong ngày 20-8.
Tạo thuận lợi cho thí sinh rút hồ sơ thấp hơn mức điểm xét tuyển
Chiều
16-8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có công điện khẩn gửi giám đốc
các sở GD-ĐT, giám đốc, hiệu trưởng các trường ĐH-CĐ, học viện, viện
trong cả nước yêu cầu tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh có đủ thông tin
để đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng.
Trong những ngày cuối của đợt tuyển sinh ĐH-CĐ nguyện vọng 1 (từ 17 đến 20-8), số lượng thí sinh đến các trường để nộp, rút đăng ký xét tuyển có thể rất đông, do vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc… để tiếp nhận đăng ký xét tuyển, rút đăng ký xét tuyển của thí sinh.
Các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét