'Mỗi
thí sinh có vô hạn nguyện vọng, xếp theo thứ tự ưa thích nhất. Trung
tâm vi tính quốc gia sẽ sắp xếp thí sinh theo tổng điểm (kể cả
điểm cộng) từ cao đến thấp, xếp vào chỗ họ thích nhất'.
Năm 2015 việc tuyển sinh đại học, cao đẳng tốt hơn rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn một số hạn chế:
a)
Giống như thời sự nóng hiện nay, thí sinh đã nộp nguyện vọng
vào một nơi, sau đó qua thông tin được biết điểm xét tuyển có
thể cao hơn điểm của mình nên rút hồ sơ, nộp vào trường khác
gây phức tạp cho cả 2 trường.
b) Phải xét làm 4 đợt, xét riêng từng trường.
c)
Thí sinh chỉ có 16 nguyện vọng vào 4 trường, không dám ghi nguyện vọng
vào trường mình thích nhất do ngại điểm không đủ cao sẽ bị loại, thiệt
thòi khi xét các lần sau do điểm chuẩn cao hơn.
Tôi
xin ngắn gọn đề xuất cách khắc phục những nhược điểm trên theo cách
chọn từ người có điểm cao nhất trở xuống xếp vào các trường, mỗi thí
sinh có vô hạn nguyện vọng, xếp theo thứ tự ưa thích nhất, không bị ảnh
hưởng bởi cách chọn nguyện vọng và chỉ chọn một đợt duy nhất chung cho
tất cả trường cả nước.
Nguyên tắc chung như sau:
1.
Mỗi ngành tuyển sinh xét 3 môn tối đa 30 điểm, chẳng hạn quy định
tổng số điểm cộng thêm tối đa là 4 điểm. Gọi thang điểm chấm tới
0.125 điểm => có 34 x 8 = 272 bậc điểm, bậc 272 là cao nhất, thấp
nhất là bậc 0.
2.
Cả nước có n trường, mỗi trường có nhiều khoa => tổng cộng có m khoa
của tất cả các trường, được mã hóa là chỗ 1, 2, 3... m, mỗi chỗ sẽ nhận
một số lượng chỉ tiêu thí sinh.
3.
Mỗi thí sinh ghi nguyện vọng theo thứ tự thích 1, thích 2... thích p
(p có thể bằng m!) với nguyên tắc khi xét nếu chỗ thích 1 không đạt,
chỗ thích 2 không đạt... đến chỗ thích a đạt thì chọn, không xét thí
sính này nữa. Như vậy thực sự thí sinh đã được chọn vào chỗ a theo
nguyện vọng.
4.
Tại trung tâm vi tính của cả nước, xét chọn như sau: Sắp xếp
thí sinh theo tổng điểm (kể cả điểm cộng) từ cao đến thấp. Đầu
tiên xét từ những người có bậc điểm cao nhất, ví dụ 272, xếp vào
những chỗ họ thích nhất. Tiếp theo là bậc 271, 270...
5. Khi chỗ nào đã đủ chỉ tiêu thì loại khỏi bảng xét chọn.
6.
Thí sinh được xét có nguyện vọng 1 (NV1) đã đủ chỗ thì xét đến NV2,
nếu cũng đủ chỗ thì xét đến NV3... cho đến khi đến nguyện vọng còn chỗ.
Nếu xét hết các nguyện vọng đều không còn chỗ thì thí sinh
đó rớt. Do đó, để tốt nhất cho mình, thí sinh nên ghi càng
nhiều nguyện vọng càng tốt (tối đa là m nguyện vọng đã nói ở
phần 2), chỉ không ghi những nguyện vọng vào những chỗ chắc
chắn mình không theo học.
Giải
quyết vấn đề các khối thi, tôi xin đi vào phần cụ thể, phức tạp
hơn như sau: có nhiều khối thi, đặt tên là khối A, B, C... Mỗi khối có
240 bậc điểm, tính luôn điểm cộng, chẳng hạn thành 272 bậc điểm.
Máy
sẽ tính bậc điểm của thí sinh theo các khối, ví dụ thí sinh S
có bậc điểm khối A là 259, B là 254, C là 241... Trước khi xét
chọn, các thí sinh được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp của
bậc điểm của NV1. Thí sinh S tuy có điểm khối A cao hơn khối B
nhưng do thích ngành Y hơn nên để NV1 là Y đa khoa của trường X,
NV2 là Bách khoa điện tử…
Vậy
khi xét đến bậc điểm 259 thí sinh này vẫn chưa được xét vì
máy xếp là bậc điểm 254 theo NV1. Khi xét đến bậc điểm 254,
thí sinh này được xét, nếu còn chỗ ngành Y đa khoa của trường X
thì đậu, nếu hết chỗ thì xét đến NV2 là Bách khoa điện tử:
bậc điểm 259, dư để xét nên xét, nếu còn chỗ thì đậu, hết
chỗ thì rớt...
Như
vậy, tuy có thể có chuyện điểm cao rớt, điểm thấp đậu nhưng
là ở các nguyện vọng sau nguyện vọng 1. Ở thí sinh S trên, do
chọn NV1 là ngành Y đa khoa của trường X nên được xét chọn theo
bậc điểm 254. Nếu rớt ngành Y đa khoa của trường X, xét đến NV2
là Bách khoa điện tử vẫn có thể rớt dù trước đó bậc điểm
256 đậu Bách khoa điện tử trong khi thí sinh S được 259 lại rớt.
Không
thể xét đậu thí sinh S được vì như vậy phải đánh rớt người
trước đó đã xét đậu nên sẽ làm rối loạn quá trình xét
tuyển. Do đó thí sinh phải thật sự cân nhắc khi ghi nguyện
vọng. Tuy nhiên, việc không công bằng này không xảy ra ở NV1. Về
lý thuyết, muốn dễ đậu thì ghi các NV đầu căn cứ theo khối có
bậc điểm cao nhất.
Giải quyết những người cùng bậc điểm nhưng có người rớt, có người đậu vào cùng một chỗ:
Chỗ
F chỉ tiêu 100, đến bậc điểm 204 chọn được 95, còn thiếu 5; đến bậc
điểm 203 có 12 thí sinh đạt, khi đó căn cứ trên tiêu chí phụ để chọn 5
người. Ví dụ điểm trung bình các môn chọn thi khi học ở lớp 10, 11,
12... Những tiêu chí này trước đó đã được các thí sinh ghi vào phiếu dự
tuyển, có xác nhận của nhà trường. Tất cả tiêu chí phụ phải được quy ra
thành con số, được nạp vào máy để được máy chọn từ cao đến thấp.
Dự tính thời gian xếp chỗ cho cả nước:
Với
cách xếp chỗ như trên, mỗi thí sinh đã có sẵn dữ liệu bậc điểm
từ kết quả điểm thi, chỉ cần điền nguyện vọng và các tiêu chí
phụ vào bảng excel, nhà trường kiểm tra lại và ký xác nhận. Sau
đó sẽ có 2 hoặc 3 người có trách nhiệm, độc lập nạp vào máy. Máy đối
chiếu lại, thấy khớp thì chuyển vào máy chung của cả nước để chọn như
trên. Với cách xếp trên, dễ dàng lập công thức exel để xử lý hoặc lập
chương trình vi tính để xử lý. Năm 2016 ước có 1.500.000 thí sinh, ước
có 300.000 chỉ tiêu của các chỗ cần xếp.
Mỗi
người máy tính cần chưa tới 3 giây để xử lý => mỗi ngày xử lý được
28.800 người => chưa đầy 11 ngày là đã xử lý xong chỗ của 300.000
chỉ tiêu. Vấn đề là trước đó phải tổ chức tốt khâu nhà trường xác nhận
tiêu chí phụ, điểm ưu tiên, làm tốt công tác hướng dẫn thí sinh ghi các
nguyện vọng. Công tác nạp dữ liệu vào máy cần đặc biệt chú trọng: được
chia cho rất nghiều nơi làm, có 2-3 bộ phận độc lập cùng làm chung một
dữ liệu để đối chiếu nên không thể có sai sót.
Với các ưu điểm trên, kính mong các cơ quan chức năng xem xét để công tác tuyển sinh ngày càng hoàn thiện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét