Nhiều
ngày qua, rất nhiều thí sinh và phụ huynh nháo nhào với việc xét tuyển
ĐH. Nhiều người cho biết cả nhà mất ăn mất ngủ canh xem hồ sơ xét tuyển
để nộp - rút - nộp...
Phụ huynh và học sinh đến rút hồ sơ xét tuyển tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chiều 11-8 |
5g sáng 11-8, bà Võ Thị Diệu - giáo viên ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - và con gái đã ngồi trước cổng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để chờ mở cửa rút hồ sơ xét tuyển.
Con
bà thi được 28,5 điểm (đã nhân hệ số) và đã bị “văng” ra khỏi nhóm an
toàn của ngành sư phạm hóa, nên hai mẹ con đón xe lên Sài Gòn để rút hồ
sơ.
“Mẹ
con tui đi từ 2g sáng, xe chở thẳng tới trường lúc 5g. Nghe nói việc
rút hồ sơ cũng nhanh nên tui tranh thủ đi sớm để xong còn kịp về, hôm
sau trường tui phải họp đầu năm với ban giám hiệu. Nộp giấy tờ xong
trường nói mai mới trả giấy kết quả, tui nghe mà tá hỏa luôn. Vậy là
phải ở lại một đêm rồi, lỡ dở công việc hết...” - bà Diệu chia sẻ.
Bỏ làm, ở trọ rút hồ sơ
Đó
là một trong số rất nhiều những câu chuyện “đoạn trường rút hồ sơ” mà
chúng tôi chứng kiến sáng qua. Mới 8g sáng, cả trăm thí sinh xếp thành
hai hàng chờ rút hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Nhiều
thí sinh và phụ huynh ở các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai hay xa
hơn một chút như Tiền Giang, Bình Phước chạy xe máy đến trường với hi
vọng rút hồ sơ xong sẽ nộp sang trường khác rồi về ngay trong ngày.
Nhiều người trong số này là công chức nhà nước, phải xin nghỉ làm một
ngày để đưa con lên Sài Gòn rút hồ sơ. Ngờ đâu trường hẹn qua ngày hôm
sau mới trả làm nhiều người như ngồi trên đống lửa.
Bà
Nguyễn Thị Dung (Trảng Bom, Đồng Nai) chạy xe máy lên trường rút hồ sơ
cho con, nghe trường hẹn hôm sau mới trả, bà đứng ngồi không yên. “Giờ
mà trường hứa với tui 10g tối trả tui cũng chờ, chứ chạy về rồi mai chạy
lên thì mệt lắm. Tui làm nhà nước, bữa nay xin nghỉ một ngày để đi rút
hồ sơ cho con thôi” - bà
Dung nói.
21g30
ngày 9-8, ông Võ Hữu Cần giao lại công việc trong nhà máy gạo cho các
anh em làm rồi cùng con Võ Thị Minh Tâm (THPT Bắc Bình, Bình Thuận) đón
xe vào Sài Gòn. Tới bến xe Miền Đông lúc 4g sáng, hai cha con đứng đợi
chuyến xe buýt đầu tiên để tới Trường ĐH Sài Gòn rút hồ sơ.
Vì
gửi hồ sơ bằng đường bưu điện, trường yêu cầu phải có giấy báo chuyển
phát nhanh mới được phép rút hồ sơ. Vậy là ông Cần gọi về nhà ở Bình
Thuận, nhờ người mang giấy gửi xe tốc hành chuyển vào.
Khi
nhận được giấy chuyển phát nhanh thì đã 17g, hai cha con phải tìm chỗ
trọ qua đêm vì trường không còn làm việc. Sáng 11-8, Tâm đã rút được hồ
sơ. Hai cha con ngồi cân nhắc, tính toán tới lui cũng không biết nên nộp
trường nào, về nhà hay ở lại tiếp.
Khi
nhận được giấy chứng nhận kết quả thi, bà Trương Thị Diên cùng con gái
Huỳnh Thanh Hằng từ huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định vô Trường
ĐH Sư phạm TP.HCM nộp hồ sơ. Hằng thi khối D1 được 32 điểm (đã nhân hệ
số), tính xét vào ngành sư phạm tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
“Thấy
điểm số của cháu khá cao nên hai mẹ con tự tin vào TP.HCM nộp hồ sơ.
Nhưng khi tới nơi, tham khảo danh sách cập nhật hồ sơ đăng ký, thấy điểm
số của cháu nằm mấp mé so với ngưỡng an toàn nên mọi dự định của hai mẹ
con bị đảo lộn. Mình đành thuê một phòng trọ để ở lại cập nhật tình
hình xét tuyển vào trường” - bà Diên nói.
Bà Diên là giáo viên tiểu học. Ngày tựu trường cũng đang cận kề, “Giờ này ở quê có biết bao là việc từ tuyển sinh đến
các công tác chuẩn bị cho năm học mới. Chưa kể ở nhà mình còn con nhỏ,
ba cháu thì làm bác sĩ thú y nên cũng đi làm miết!” - bà Diên băn khoăn.
Cả nhà cùng... xét tuyển
Trong
lúc chờ rút hồ sơ sáng 11-8 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhiều phụ
huynh ngồi lại với nhau bàn tán rôm rả về thống kê hồ sơ, chỉ tiêu
ngành, cách loại bỏ thí sinh ảo... nghe rất chuyên nghiệp.
“Người
ta làm vầy là tập cho nông dân học máy vi tính đó” - ông Đặng Thanh
Bình (Đức Trọng, Lâm Đồng) ví von về cách mà cả nhà ông mở mạng suốt
ngày để cùng theo dõi thống kê hồ sơ xét tuyển với
đứa con đang nộp hồ sơ. Ông Bình cho hay con ông thi được 32,25 điểm
(đã nhân hệ số) và nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành sư phạm tiếng Anh từ
ngày 1-8. “Giờ cháu nó văng ra khỏi ngưỡng điểm an toàn nên phải rút hồ
sơ. Cha con phải ở đây thêm mấy ngày nữa để xem tình hình các trường thế
nào, rồi mới quyết định nộp hồ sơ, chứ đi tới đi lui hoài mệt quá” -
ông Bình cho biết.
4g30
sáng, thí sinh Nguyễn Thị Minh Anh (Bảo Lộc, Lâm Đồng) cùng mẹ tới
trường chờ rút hồ sơ. Trong lúc Anh đi nộp hồ sơ, người mẹ ngồi tựa vào
cột đầy vẻ mệt mỏi. Mẹ thí sinh này cho hay mấy ngày nay cả nhà luôn
phải mở mạng để cập nhật hồ sơ. Để chính xác, phụ huynh này còn lập hẳn
một bảng thống kê số lượng và điểm số của thí sinh.
“Có
bữa mạng bị nghẽn, cả nhà phải thức đến 1 - 2 giờ sáng để canh xem cho
được. Đến ngày 9 thì thấy cháu đã bị loại ra khỏi nhóm có điểm an toàn,
nên sáng nay tui đưa con đi rút hồ sơ. Tui phải lên bưu điện mấy ngày,
vừa nói vừa khóc mới đòi được phiếu báo phát để đi rút hồ sơ” - phụ
huynh quả quyết nhưng cũng nhiều âu lo.
Bà
Trương Thị Điểm cùng con là Lê Thị Minh Tâm ngồi xe suốt 15 tiếng từ
Gia Lai đến TP.HCM để nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Sài Gòn. Được 32
điểm khối A, đang đứng thứ 22 trên 40 chỉ tiêu nhưng Tâm vẫn lo lắng
không thể đậu được ngành sư phạm lý. Bà Điểm quyết định thuê một căn
phòng trọ nhỏ ở đường Cộng Hòa, Tân Bình để hai mẹ con ở lại và theo dõi
tình hình.
“Trong
thời gian tới, hai mẹ con lại lên mạng mỗi ngày để coi tình hình. Mỗi
ngày đều lo lắng vì chưa chắc chắn được điều gì. Ở nhà ruộng vườn không
ai làm vì mình đi lên đây rồi” - bà Điểm nói.
Thuê trọ năm ngày để rút hồ sơ cho con
Đó
là trường hợp của bà Trần Thị Nguyệt, phụ huynh của thí sinh Đậu Thị
Nhật Lệ, học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Bà Nguyệt cho hay mẹ con bà đón xe từ huyện Chư Păh ra Huế sáng 7-8, nhưng đến trưa 10-8 bà vẫn chưa rút được hồ sơ vì gặp rắc rối về thủ tục.
Cầm tờ giấy của ĐH Huế hẹn đến ngày 12-8 nhận lại hồ sơ, bà Nguyệt thở than: “Hai mẹ con thuê nhà trọ ở Huế đã ba ngày rồi mà vẫn chưa lấy được hồ sơ. Vậy là phải thuê phòng trọ ở lại thêm hai ngày nữa mới lấy được hồ sơ. Nóng ruột nóng gan quá!”.
Đợi mẹ chen lấn để làm các thủ tục ở bên ngoài, Nhật Lệ cho biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua bạn được 22 điểm cho tổ hợp ba môn khối C, và đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế).
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Nhật Lệ thường xuyên cập nhật thông tin về các thí sinh khác trên trang web của trường, thấy nhiều bạn điểm cao hơn hẳn mình nên bạn quyết định rút hồ sơ để nộp vào ngành giáo dục tiểu học của ĐH Phú Yên.
Chiều 10-8, nhiều học sinh tại các xã vùng sâu như Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao vượt hàng chục cây số lên Bưu điện huyện Krông Bông (Đắk Lắk) để gửi hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015.
Các bạn kể do bưu điện tuyến xã không làm thủ tục chuyển phát nhanh hồ sơ nên phải lặn lội lên huyện. Lên thị trấn, các bạn phải vào tiệm photocopy nhờ tải phiếu đăng ký (theo trường) về, nhờ in rồi mới lên bưu điện ghi, đem nộp. Nhiều học sinh đang cân nhắc trường đăng ký, khả năng của bản thân nên hôm nay mới mang hồ sơ đi nộp.
Bạn Nguyễn Duy Cường (xã Cư Pui, Krông Bông) đang hoàn thiện hồ sơ để nộp vào Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM kể: bạn phải đi xe buýt từ sáng để kịp lên làm hồ sơ vào buổi chiều.
“Ở nông thôn không như thành phố, muốn gửi bì thư này (hồ sơ xét tuyển) cũng phải đi mấy chục cây số. Vậy mà cũng có bạn nhờ bố mẹ đưa xuống tận nơi nộp, trường xác nhận xong mới ra về” - Cường nói.
Bà Nguyệt cho hay mẹ con bà đón xe từ huyện Chư Păh ra Huế sáng 7-8, nhưng đến trưa 10-8 bà vẫn chưa rút được hồ sơ vì gặp rắc rối về thủ tục.
Cầm tờ giấy của ĐH Huế hẹn đến ngày 12-8 nhận lại hồ sơ, bà Nguyệt thở than: “Hai mẹ con thuê nhà trọ ở Huế đã ba ngày rồi mà vẫn chưa lấy được hồ sơ. Vậy là phải thuê phòng trọ ở lại thêm hai ngày nữa mới lấy được hồ sơ. Nóng ruột nóng gan quá!”.
Đợi mẹ chen lấn để làm các thủ tục ở bên ngoài, Nhật Lệ cho biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua bạn được 22 điểm cho tổ hợp ba môn khối C, và đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế).
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Nhật Lệ thường xuyên cập nhật thông tin về các thí sinh khác trên trang web của trường, thấy nhiều bạn điểm cao hơn hẳn mình nên bạn quyết định rút hồ sơ để nộp vào ngành giáo dục tiểu học của ĐH Phú Yên.
Chiều 10-8, nhiều học sinh tại các xã vùng sâu như Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao vượt hàng chục cây số lên Bưu điện huyện Krông Bông (Đắk Lắk) để gửi hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015.
Các bạn kể do bưu điện tuyến xã không làm thủ tục chuyển phát nhanh hồ sơ nên phải lặn lội lên huyện. Lên thị trấn, các bạn phải vào tiệm photocopy nhờ tải phiếu đăng ký (theo trường) về, nhờ in rồi mới lên bưu điện ghi, đem nộp. Nhiều học sinh đang cân nhắc trường đăng ký, khả năng của bản thân nên hôm nay mới mang hồ sơ đi nộp.
Bạn Nguyễn Duy Cường (xã Cư Pui, Krông Bông) đang hoàn thiện hồ sơ để nộp vào Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM kể: bạn phải đi xe buýt từ sáng để kịp lên làm hồ sơ vào buổi chiều.
“Ở nông thôn không như thành phố, muốn gửi bì thư này (hồ sơ xét tuyển) cũng phải đi mấy chục cây số. Vậy mà cũng có bạn nhờ bố mẹ đưa xuống tận nơi nộp, trường xác nhận xong mới ra về” - Cường nói.
Ưu tiên thí sinh ở xa
Ông
Lê Ngọc Tứ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho hay
việc xét tuyển năm nay đúng là rất vất vả cho cả thí sinh và trường.
Ngay như sáng 11-8, một phụ huynh đi máy bay từ Vinh vào TP.HCM, đến
trường hỏi thông tin về việc con ông nộp hồ sơ từ ngày 3-8 nhưng đến nay
vẫn chưa có tên trong danh sách thống kê của trường. Trường phải lục hồ
sơ để kiểm tra, trả lời ngay cho phụ huynh.Theo nguyên tắc, khi rút hồ sơ, trường phải tìm hồ sơ và xóa dữ liệu của thí sinh trên trang thông tin chung, việc này mất khoảng một ngày. Do vậy thí sinh nộp yêu cầu rút hôm trước, hôm sau sẽ nhận hồ sơ. Đối với thí sinh ở các tỉnh xa, trường sẽ ưu tiên và cố gắng giải quyết trước. Buổi tối nhân viên của phòng đào tạo phải thức đến 22g lục tìm hồ sơ, phân loại để hôm sau trả cho thí sinh. Trường đã cố gắng hết sức để giải quyết cho thí sinh. Trong khi đó, ông Mỵ Giang Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn - cho biết trường bố trí hai phòng trả hồ sơ với 11 nhân viên, nên hầu như giải quyết cho thí sinh rất nhanh. Nếu số lượng thí sinh rút tăng lên, trường sẽ bố trí thêm một phòng trả hồ sơ cũng như nhân viên tiếp nhận để đảm bảo thí sinh không chờ quá lâu. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét