Theo
PGS Văn Như Cương, thí sinh bị động trong khâu xét tuyển, cuống
cuồng rút - nộp hồ sơ và đăng ký xét tuyển bừa trong ngày cuối để
mong đỗ đại học.
"Lạm phí" nguồn nhân lực tương lai
- Thưa PGS Văn Như Cương, ngày 20/8, đợt xét tuyển NV1 đầy biến động đã kết thúc. Theo dõi trong suốt 20 ngày xét tuyển, PGS nhận địnhh như thế nào?
- Trong suốt thời gian làm trong giáo dục, tôi chưa từng thấy việc tuyển sinh rối
loạn như năm nay, chưa có quốc gia nào có cách thi như nước ta.
Ở một số nước, thí sinh chỉ thi tốt nghiệp, sau đó sẽ xét
tuyển nguyện vọng trên máy tính, bộ phận tuyển sinh của quốc
gia sẽ làm nhiệm vụ thông báo kết quả. Thí sinh hoàn toàn chủ
động với cách thức đơn giản. Tại Mỹ, thí sinh thi SAT, bài trắc
nghiệm khả năng thích hợp với học thuật bậc đại học.
- Nếu gọi tên về đợt xét tuyển này, ông sử dụng từ ngữ nào?
-
Dư luận đã phản ánh hoàn toàn đúng khi miêu tả về việc xét
tuyển NV1 như “đánh đề”, “chơi sổ số”. Tôi thấy, lãnh đạo Bộ
GD&ĐT đã nói rút kinh nghiệm nhưng vẫn không thay đổi gì, có
lẽ "kinh nghiệm" quá nhiều nên "rút" mãi không xong. Với cách tuyển sinh này,
các trường đại học cũng lúng túng khi điểm chuẩn dự kiến
liên tục thay đổi theo giờ, ngày. Thí sinh không rõ thông tin, bị
động trong khâu xét tuyển, cuống cuồng rút hồ sơ - nộp hồ sơ,
dẫn đến việc điểm chuẩn các trường khác biến động theo dây
chuyền.
Điều
này dẫn đến hàng loạt thí sinh điểm cao trượt khỏi ngưỡng an
toàn trong giây phút gần giờ chót. Có rất nhiều thí sinh trượt
đại học oan vì điều này. Như vậy, mục tiêu của Bộ GD&ĐT là
không để thí sinh điểm cao trượt đại học hoàn toàn không thực
hiện được. Tôi nhận thấy, số thí sinh điểm cao mà vẫn trượt
trường mình mong muốn là nhiều hơn so với mọi năm. Nếu những
năm trước, thí sinh có thể dựa vào điểm chuẩn hàng năm, việc
thi thử, tiêu chí để ôn tập và thi cho phù hợp thì năm nay lại
rất lúng túng.
PGS.TS Văn Như Cương và học trò
- Điều ông lo lắng nhất với kết quả tuyển sinh năm 2015 là gì?
-
Ngày tuyển sinh đầy biến động đã qua rồi. Điều tôi lo lắng
nhất bây giờ là nguồn nhân lực trong thời gian 3-4 năm tới sẽ
thiếu hụt và không đảm bảo về chất lượng.
Chúng
ta muốn đào tạo nguồn nhân lực tốt, điều đầu tiên phải giúp
thí sinh có đam mê được học đúng ngành nghề lựa chọn.Tuy nhiên,
với cách tuyển sinh như năm nay, đặc biệt trong ngày cuối cùng,
nhiều thí sinh sẽ rơi vào tâm lý... nhắm mắt chọn bừa. Mục
tiêu đỗ đại học không kể ngành gì, trường gì.Thậm chí, nhiều
em tính toán rất kỹ trong suốt 20 ngày nhưng phút cuối cùng
vẫn dựa vào may - rủi.
Vậy, kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ không
giúp các trường tuyển chọn được nguồn nhân lực đam mê với công
việc. Việc “lạm phí” nguồn nhân lực sẽ kéo dài mệt mỏi trong
suốt quá trình học của các em (3-4 năm). Thậm chí, nhiều học
sinh sẽ chán mà bỏ học giữa chừng ngay sau năm đầu tiên. Nếu
các em tiếp tục học học trong sự không thích thú, không cố
gắng sẽ tạo ra thế hệ cử nhân làm việc kém cỏi, thậm chí
không làm được việc. Học sinh sẽ bỏ phí suốt quãng thời gian
tuổi trẻ, gia đình lãng phí tiền nong mà không mang lại nguồn
nhân lực cho đất nước.
Đây có thể nói là hậu quả lớn nhất của kỳ thi.
Lời xin lỗi với nhân dân là cần thiết
- Kết thúc đợt xét tuyển NV1, PGS mong muốn điều gì ở Bộ GD&ĐT?
-
Theo tôi, điều Bộ GD&ĐT cần làm ngay bây giờ là tổng kết
rõ, kỳ thi thành công ở chỗ nào, thất bại ở đâu. Tôi đánh
giá, ba tiêu chí của kỳ thi năm nay đều không thực hiện được.
Thứ
nhất, tiết kiệm của ngân sách và nhân dân trong khi thực tế
thí sinh, phụ huynh phải đi lại và theo dõi suốt nguyện vọng
trong suốt quá trình dài.
Thứ
hai, Bộ GD&ĐT từng tuyên bố sẽ tổ chức một kỳ thi “không
gây sốc”, tuy nhiên thực tế cho thấy các em quay cuồng trong suốt
thời gian dài.
Thứ
ba, kỳ thi có hai mục đích tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại
học, nhưng việc xét tuyển thất bại trong khâu phân bố nguyện
vọng rất "lôi thôi". Tôi vẫn đánh giá kỳ thi thất bại hoàn
toàn. Tôi cho rằng, lời xin lỗi của Bộ GD&ĐT và nhân dân là
cần thiết.
- PGS có đề xuất gì với lãnh đạo Bộ GD&ĐT để có những quy chế phù hợp cho lộ trình tiếp theo?
-
Bộ GD&ĐT nên có phương án tuyển sinh năm 2016 ngay bây giờ.
Theo tôi, một cách thức rất tự nhiên là Bộ GD&ĐT nên giao
quyền tự chủ cho các trường đại học, sở GD&ĐT thay vì "ôm
đồm" như hiện tại.
Các
trường phổ thông dạy học trò trong suốt ba năm có thể tổ chức
thi cử để đảm bảo chất lượng đầu ra. Trường đại học đào tạo
học sinh trong suốt 4 năm, họ sẽ biết tuyển sinh như thế nào
hợp lý, đảm bảo nguồn nhân lực cần tuyển.
Ví
dụ, cùng thi môn Toán nhưng đầu ra của thí sinh sẽ hoàn toàn
khác nhau, người làm bác sĩ, người làm cơ khí… Vậy học sinh
phải làm một bài thi là điều hết sức vô lý. Mô hình thi Đánh
giá lăng lực cửa Đại học Quốc gia Hà Nội đáng học hỏi và
khuyến khích.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho
rằng, mục tiêu của kỳ thi năm nay là giảm chi phí cho thí sinh
và phụ huynh không đạt được: "Hôm qua, tôi đọc thông tin trên báo
rằng, thí sinh và phụ huynh tiêu mất 5 triệu đồng, nhân lên 1
triệu thí sinh đã mất 5.000 tỷ, quá tốn kém". Theo ông Nhĩ,
việc rối loạn trong khâu xét tuyển là điều không đáng có. Quy
định vừa cho nộp vừa cho rút hồ sơ không giới hạn số lần là
nguyên nhân gây rối loạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét