Kể từ ngày bắt đầu nộp hồ sơ tuyển sinh đại học đợt 1, thí sinh và người nhà luôn sống trong cảnh lo âu, nhất là những thí sinh ở vùng sâu vùng xa.
Xét tuyển đại học 2015: 20 ngày phập phồng lo lắng
Khu vực đón tiếp thí sinh đến đăng ký xét tuyển của các trường đại học (ĐH) ở Hà Nội những ngày này khá nhộn nhịp. Những khu vực quảng bá hình ảnh của trường, giới thiệu các chuyên ngành đào tạo; những dãy bàn tư vấn cho thí sinh, phụ huynh về việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 thu hút đông đảo thí sinh.
Không vã mồ hôi như những ngày thi cử nắng nóng, song dễ dàng nhận thấy, giữa cảnh “tay xách nách mang”, “bố mẹ cặp con” lên Hà Nội tìm trường, tìm thầy tư vấn… vẫn lộ rõ nét ưu tư, lo lắng của thí sinh và người nhà.
Không vã mồ hôi như những ngày thi cử nắng nóng, song dễ dàng nhận thấy, giữa cảnh “tay xách nách mang”, “bố mẹ cặp con” lên Hà Nội tìm trường, tìm thầy tư vấn… vẫn lộ rõ nét ưu tư, lo lắng của thí sinh và người nhà.
Với mơ ước trở thành sinh viên ĐH Giao thông Vận tải (Hà Nội), Đỗ Văn Sơn, một thí sinh ở Mường Nhé, Điện Biên đã cùng mẹ vượt chặng đường rất xa để về Hà Nội nộp hồ sơ. Sơn được 20,25 cộng cả điểm ưu tiên nên em rất hy vọng sẽ trở thành sinh viên của trường này.
Mẹ Sơn, chị Bùi Thị Ngân cho biết, do hai mẹ con về Hà Nội đúng dịp lũ lụt nên vô cùng khổ sở. Trên đó (Mường Nhé), Sơn phải đi xe đạp 7 – 8km “xuống huyện” để vào mạng tra cứu thông tin.
“Vất vả, tốn kém lắm. Hôm sang trường cấp III lấy hồ sơ phải gọi điện trước, cây cầu lại bị đứt. Tôi phải thuê người đi cùng kèm cháu, cháu cởi quần áo lội sang bên kia. Mẹ cầm áo đứng bên này, con sang bên kia lấy hồ sơ. Về Hà Nội rồi, nếu nhận được tin trúng tuyển sớm thì tốt quá, vì mẹ con tôi phải về quê ở Hưng Yên để tá túc nên không muốn ở lâu. Hình thức xét tuyển như thế này gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh, nhất là những người ở xa như chúng tôi” – chị Ngân mệt mỏi nói.
Tại các trường ĐH, CĐ, dễ dàng bắt gặp nhiều phụ huynh dẫn con đi nộp hồ sơ như chị Ngân. Chị Lê Thị Hiền ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa cũng bỏ công việc nhà để đưa cậu con trai Lê Anh Dũng ra Hà Nội vì nếu để mình con đi thì chị rất lo lắng.
Chị kể: “2 mẹ con ra phải ở nhà trọ cùng đứa cháu là sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. Dũng cũng tìm hiểu nhưng nếu gửi qua bưu điện lại sợ thất lạc. Nhiều cháu nộp rất sớm nhưng lên mạng chưa thấy thông tin, nên hai mẹ con từ Thanh Hóa ra cho chắc ăn”.
Chị Hiền cho rằng, thi tuyển như năm nay cũng quá rắc rối, gia đình nông thôn như chị cũng tốn kém. Ra Hà Nội cũng phập phồng lo lắng đến hết ngày 20 mà chẳng biết con mình đỗ hay rớt.
Chị Nguyễn Thị Thơ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng đi cùng con đến trường ĐH Ngoại thương để xem tình hình xét tuyển sinh thế nào. Chị cho biết: Hình thứ xét tuyển năm nay khiến gia đình chị rất lo lắng, dù con gái chị điểm khá cao là 25,75 nhưng không chắc có trúng tuyển hay không.
Thí sinh Hoàng Thị Sinh ở huyện Gia Bình, Bắc Ninh có kết quả thi THPT Quốc gia là 18,5 điểm, có nguyện vọng trở thành sinh viên ĐH Thủy lợi nên đã nhờ anh họ là Đặng Văn Hùng, cựu sinh viên của trường đưa đi nộp hồ sơ.
Anh Hùng cho biết, đổi mới trong việc xét tuyển khiến gia đình rất lo lắng. Anh lên mạng liên tục để theo dõi nhưng cũng rất lo lắng cho cô em của mình. Anh e với số điểm như vậy, chắc phải nộp vào ngành nào đó vừa phải, vì nếu không sẽ phải đi rút hồ sơ, do đó nhận trọng trách này với gia đình, anh rất áp lực.
Còn em Nguyễn Phương Anh – một thí sinh nhà ở TP Vinh, Nghệ An đến “nắm bắt tình hình” nộp hồ sơ ở ĐH Thủy lợi cho biết phải đến trường nhiều lần xem thông tin rồi mới nộp hồ sơ.
Phương Anh nói: “Em đi tàu ra Hà Nội và ở nhà dì. Em còn phải theo dõi thế nào mới nộp hồ sơ. Hình thức này làm bọn em loạn cả lên, nhiều khi cứ ngồi nhà cập nhật hàng ngày, dán mắt vào vi tính mà nhiều thông không rõ ràng cho lắm. Thông tin nộp hồ sơ cập nhật muộn, khó biết được mình có trúng hay không”.
Phập phồng nỗi lo là tâm trạng của tất cả thí sinh và phụ huynh trong mùa xét tuyển ĐH, CĐ năm nay dù điểm cao, điểm vừa phải hay điểm thấp. Và các trường ĐH, CĐ cũng cứ phải tiếp tục công việc của mình theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT về quy trình xét tuyển…
Đến ngày 20/8 này, tất cả mới có thể được giải tỏa với với những thí sinh đăng ký xét tuyển vào nguyện vọng 1, đợt 1. Rồi đợt 2 xét tuyển sẽ đến với vô vàn nguyện vọng tiếp theo và những thí sinh và người nhà lại tiếp tục chuỗi ngày “sống trong sợ hãi”.
Mẹ Sơn, chị Bùi Thị Ngân cho biết, do hai mẹ con về Hà Nội đúng dịp lũ lụt nên vô cùng khổ sở. Trên đó (Mường Nhé), Sơn phải đi xe đạp 7 – 8km “xuống huyện” để vào mạng tra cứu thông tin.
“Vất vả, tốn kém lắm. Hôm sang trường cấp III lấy hồ sơ phải gọi điện trước, cây cầu lại bị đứt. Tôi phải thuê người đi cùng kèm cháu, cháu cởi quần áo lội sang bên kia. Mẹ cầm áo đứng bên này, con sang bên kia lấy hồ sơ. Về Hà Nội rồi, nếu nhận được tin trúng tuyển sớm thì tốt quá, vì mẹ con tôi phải về quê ở Hưng Yên để tá túc nên không muốn ở lâu. Hình thức xét tuyển như thế này gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh, nhất là những người ở xa như chúng tôi” – chị Ngân mệt mỏi nói.
Tại các trường ĐH, CĐ, dễ dàng bắt gặp nhiều phụ huynh dẫn con đi nộp hồ sơ như chị Ngân. Chị Lê Thị Hiền ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa cũng bỏ công việc nhà để đưa cậu con trai Lê Anh Dũng ra Hà Nội vì nếu để mình con đi thì chị rất lo lắng.
Chị kể: “2 mẹ con ra phải ở nhà trọ cùng đứa cháu là sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. Dũng cũng tìm hiểu nhưng nếu gửi qua bưu điện lại sợ thất lạc. Nhiều cháu nộp rất sớm nhưng lên mạng chưa thấy thông tin, nên hai mẹ con từ Thanh Hóa ra cho chắc ăn”.
Chị Hiền cho rằng, thi tuyển như năm nay cũng quá rắc rối, gia đình nông thôn như chị cũng tốn kém. Ra Hà Nội cũng phập phồng lo lắng đến hết ngày 20 mà chẳng biết con mình đỗ hay rớt.
Chị Nguyễn Thị Thơ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng đi cùng con đến trường ĐH Ngoại thương để xem tình hình xét tuyển sinh thế nào. Chị cho biết: Hình thứ xét tuyển năm nay khiến gia đình chị rất lo lắng, dù con gái chị điểm khá cao là 25,75 nhưng không chắc có trúng tuyển hay không.
Thí sinh Hoàng Thị Sinh ở huyện Gia Bình, Bắc Ninh có kết quả thi THPT Quốc gia là 18,5 điểm, có nguyện vọng trở thành sinh viên ĐH Thủy lợi nên đã nhờ anh họ là Đặng Văn Hùng, cựu sinh viên của trường đưa đi nộp hồ sơ.
Anh Hùng cho biết, đổi mới trong việc xét tuyển khiến gia đình rất lo lắng. Anh lên mạng liên tục để theo dõi nhưng cũng rất lo lắng cho cô em của mình. Anh e với số điểm như vậy, chắc phải nộp vào ngành nào đó vừa phải, vì nếu không sẽ phải đi rút hồ sơ, do đó nhận trọng trách này với gia đình, anh rất áp lực.
Còn em Nguyễn Phương Anh – một thí sinh nhà ở TP Vinh, Nghệ An đến “nắm bắt tình hình” nộp hồ sơ ở ĐH Thủy lợi cho biết phải đến trường nhiều lần xem thông tin rồi mới nộp hồ sơ.
Phương Anh nói: “Em đi tàu ra Hà Nội và ở nhà dì. Em còn phải theo dõi thế nào mới nộp hồ sơ. Hình thức này làm bọn em loạn cả lên, nhiều khi cứ ngồi nhà cập nhật hàng ngày, dán mắt vào vi tính mà nhiều thông không rõ ràng cho lắm. Thông tin nộp hồ sơ cập nhật muộn, khó biết được mình có trúng hay không”.
Phập phồng nỗi lo là tâm trạng của tất cả thí sinh và phụ huynh trong mùa xét tuyển ĐH, CĐ năm nay dù điểm cao, điểm vừa phải hay điểm thấp. Và các trường ĐH, CĐ cũng cứ phải tiếp tục công việc của mình theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT về quy trình xét tuyển…
Đến ngày 20/8 này, tất cả mới có thể được giải tỏa với với những thí sinh đăng ký xét tuyển vào nguyện vọng 1, đợt 1. Rồi đợt 2 xét tuyển sẽ đến với vô vàn nguyện vọng tiếp theo và những thí sinh và người nhà lại tiếp tục chuỗi ngày “sống trong sợ hãi”.
Tuyển sinh đại học 2015: Hiệu ứng ngược của 20 ngày xét tuyển
Thi đại học được 24 điểm 3 môn là không hề thấp nhưng nó lại trở thành gánh nặng với không ít thí sinh trong 20 ngày xét tuyển
Những bất cập của Kỳ thi THPT Quốc gia gần đây được mổ xẻ, phân tích khá nhiều trên các kênh truyền thông khác nhau. Ở đây, tôi tập trung phân tích những hiệu ứng ngược ở góc độ tâm lý, định hướng nghề nghiệp của thí sinh trong... 20 ngày xét tuyển.
Hiệu ứng tâm lý... ngược của thí sinh 24 điểm với 3 môn thi không hề thấp, ấy thế mà nó lại trở thành gánh nặng với không ít thí sinh trong 20 ngày xét tuyển. Từ đó, xảy ra hiệu ứng dội ngược tâm lý với thí sinh.
24 điểm và 20 ngày... cách ly với người thân
Hiệu ứng tâm lý... ngược của thí sinh: 24 điểm với 3 môn thi không hề thấp, ấy thế mà nó lại trở thành gánh nặng với không ít thí sinh trong 20 ngày xét tuyển. Từ đó, xảy ra hiệu ứng dội ngược tâm lý với thí sinh.
Nhiều thí sinh khóc lóc ỉ ôi nhiều ngày vì 24 điểm rất có thể không đỗ trường và khoa đã chọn (với quy chế mọi năm còn biết đỗ bao nhiêu %), không dám ra khỏi nhà nhiều ngày, tránh gặp mặt hầu hết người thân, bạn bè vì... sợ bị hỏi: 24 điểm có chắc đỗ trường đó không? (trường và khoa dự định nộp hồ sơ trước khi thi).
Nhiều thí sinh suốt ngày làm bạn với smart phone, laptop, ôm tivi, ăn, ngủ như một hình nhân di động. Không khí gia đình vì thế cũng nặng nề, ngột ngạt. Áp lực thi cử căng thẳng là vậy, 20 ngày chờ đợi cũng khủng khiếp không kém. Nhà có 1 thí sinh thi mà hệ lụy tâm lý cả gia đình gánh. Nhìn đứa con sáng đi ra, chiều đi vô, hết ôm chăn lại ôm gối, hết ngồi lại nằm mà sốt cả ruột. Đành rằng, có những bạn trẻ vẫn vô tư chơi đùa và ...chờ đợi ngày công bố điểm chuẩn. Song, thực tế thì không ít bạn có diễn biến tâm lý phức tạp, lo lắng dẫn đến chán ăn, chán chơi, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, tinh thần tổn hại...
Có bạn thí sinh đã thốt lên với tôi: "20 ngày chờ đợi với cháu như sống trong bầu không khí u ám, đám mây đỗ/trượt cứ treo lơ lửng trên đầu như đứng trước một chiếc máy chém. Cháu chỉ mong cắt phéng, xé toác cái đám mây kia ra để thấy hoặc là mặt trời, hoặc là ánh trăng thôi." (Thí sinh 1 trường THPT ở Hà Nội).
Thi gộp 2 trong 1, tưởng như tiết kiệm tiền bạc của nhà nước nhưng lại tạo ra cuộc đày ải mới với gia đình thí sinh. Các bạn ở những thành phố lớn, gần trường dự định thi còn vất vả. Chứ thí sinh ở tỉnh căng thẳng xem bảng xếp hạng, bổ nhào từ quê lên phố để bước vào công cuộc rút - chuyển hồ sơ giữa các trường, mới cực vô đối. Nếu thi đại học bố con bồng bế nhau lên thành phố ăn trực nằm chờ 4-5 ngày thì với 20 ngày thế này, phương án nào gian nan hơn? Nhiều người nói đùa là "Bộ giáo dục đang dạy thí sinh chơi chứng khoán". Nghe mà chua xót cho một chính sách méo mó.
Cuộc đua đỗ - trượt hơn là chọn ngành theo năng lực
Định hướng của gia đình rằng năm nay con nên thi trường này, chọn trường kia. Sở thích, sở trường của con giỏi mảng A mà không giỏi mảng B. Năng lực, tính cách của con phù hợp với ngành này chứ không hợp với ngành nọ. Tất cả gần như không còn ý nghĩa với cuộc đua mang tên đỗ - trượt năm nay.
Không ít thí sinh và gia đình tặc lưỡi: Rút hồ sơ để chuyển sang trường khác thôi, miễn đỗ là được rồi, ngành nào không quan trọng. Chẳng thế mà xảy ra hiện tượng: sáng nộp trường A, chiều rút để chuyển trường B. Hệ lụy thì đã rõ: Thí sinh và gia đình thí sinh lao đao, áp lực công việc dồn thêm lên cả chính các trường Đại học với việc nay nộp, mai rút của thí sinh. Thống kê hôm nay của Trường đã đủ chỉ tiêu, nhưng ngày mai chưa biết ra sao khi thí sinh rút - chuyển.
2 trong 1 và những lạc hậu trong tư duy công nghệ
Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng chúng ta thử ví dụ nhé: Nếu Đại học Harvard mà cũng bắt thí sinh phải đến nộp hồ sơ trực tiếp thì đến mạt kiếp họ cũng không bao giờ tuyển được những thí sinh xuất chúng từ khắp nơi trên thế giới như thế. Và danh tiếng Harvard vì vậy cũng còn lâu mới nức tiếng toàn cầu. Ấy vậy mà, chính sách của chúng ta ra đời ở kỷ nguyên rực rỡ của công nghệ thông tin, nhưng thí sinh chỉ có thể ngồi một chỗ để xem bảng xếp hạng, còn muốn chuyển ư, xin lỗi nhé, hãy nhấc mông lên và hộc tốc chạy tới trường nào.
Thiết nghĩ, nếu trước khi ban hành chính sách này, Bộ GD&ĐT xây dựng hệ thống phần mềm hoàn chỉnh tới từng trường Đại học, đảm bảo từng thí sinh không chỉ chủ động xem điểm mà còn chủ động rút - chuyển hồ sơ thì tốt biết mấy. Đương nhiên, đi kèm với đó là quy định: Thí sinh được rút - chuyển tối đa bao nhiêu lần. Nếu không thì lại dẫn đến những bấn loạn khác.
Chính sách 2 trong 1 kỳ vọng giảm tải áp lực, tài chính; trong thực tế lại tạo ra những cuộc đua mới: gay cấn, cực khổ và "đày ải tâm lý thí sinh" không kém. Đành rằng không chính sách nào hoàn hảo với số đông, song suy cho cùng, không phải ngẫu nhiên một văn bản trước khi ban hành rộng rãi, lại cần được làm thí điểm trước khi nhân rộng.
Những bất cập của Kỳ thi THPT Quốc gia gần đây được mổ xẻ, phân tích khá nhiều trên các kênh truyền thông khác nhau. Ở đây, tôi tập trung phân tích những hiệu ứng ngược ở góc độ tâm lý, định hướng nghề nghiệp của thí sinh trong... 20 ngày xét tuyển.
Hiệu ứng tâm lý... ngược của thí sinh 24 điểm với 3 môn thi không hề thấp, ấy thế mà nó lại trở thành gánh nặng với không ít thí sinh trong 20 ngày xét tuyển. Từ đó, xảy ra hiệu ứng dội ngược tâm lý với thí sinh.
24 điểm và 20 ngày... cách ly với người thân
Hiệu ứng tâm lý... ngược của thí sinh: 24 điểm với 3 môn thi không hề thấp, ấy thế mà nó lại trở thành gánh nặng với không ít thí sinh trong 20 ngày xét tuyển. Từ đó, xảy ra hiệu ứng dội ngược tâm lý với thí sinh.
Nhiều thí sinh khóc lóc ỉ ôi nhiều ngày vì 24 điểm rất có thể không đỗ trường và khoa đã chọn (với quy chế mọi năm còn biết đỗ bao nhiêu %), không dám ra khỏi nhà nhiều ngày, tránh gặp mặt hầu hết người thân, bạn bè vì... sợ bị hỏi: 24 điểm có chắc đỗ trường đó không? (trường và khoa dự định nộp hồ sơ trước khi thi).
Nhiều thí sinh suốt ngày làm bạn với smart phone, laptop, ôm tivi, ăn, ngủ như một hình nhân di động. Không khí gia đình vì thế cũng nặng nề, ngột ngạt. Áp lực thi cử căng thẳng là vậy, 20 ngày chờ đợi cũng khủng khiếp không kém. Nhà có 1 thí sinh thi mà hệ lụy tâm lý cả gia đình gánh. Nhìn đứa con sáng đi ra, chiều đi vô, hết ôm chăn lại ôm gối, hết ngồi lại nằm mà sốt cả ruột. Đành rằng, có những bạn trẻ vẫn vô tư chơi đùa và ...chờ đợi ngày công bố điểm chuẩn. Song, thực tế thì không ít bạn có diễn biến tâm lý phức tạp, lo lắng dẫn đến chán ăn, chán chơi, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, tinh thần tổn hại...
Có bạn thí sinh đã thốt lên với tôi: "20 ngày chờ đợi với cháu như sống trong bầu không khí u ám, đám mây đỗ/trượt cứ treo lơ lửng trên đầu như đứng trước một chiếc máy chém. Cháu chỉ mong cắt phéng, xé toác cái đám mây kia ra để thấy hoặc là mặt trời, hoặc là ánh trăng thôi." (Thí sinh 1 trường THPT ở Hà Nội).
Thi gộp 2 trong 1, tưởng như tiết kiệm tiền bạc của nhà nước nhưng lại tạo ra cuộc đày ải mới với gia đình thí sinh. Các bạn ở những thành phố lớn, gần trường dự định thi còn vất vả. Chứ thí sinh ở tỉnh căng thẳng xem bảng xếp hạng, bổ nhào từ quê lên phố để bước vào công cuộc rút - chuyển hồ sơ giữa các trường, mới cực vô đối. Nếu thi đại học bố con bồng bế nhau lên thành phố ăn trực nằm chờ 4-5 ngày thì với 20 ngày thế này, phương án nào gian nan hơn? Nhiều người nói đùa là "Bộ giáo dục đang dạy thí sinh chơi chứng khoán". Nghe mà chua xót cho một chính sách méo mó.
Cuộc đua đỗ - trượt hơn là chọn ngành theo năng lực
Định hướng của gia đình rằng năm nay con nên thi trường này, chọn trường kia. Sở thích, sở trường của con giỏi mảng A mà không giỏi mảng B. Năng lực, tính cách của con phù hợp với ngành này chứ không hợp với ngành nọ. Tất cả gần như không còn ý nghĩa với cuộc đua mang tên đỗ - trượt năm nay.
Không ít thí sinh và gia đình tặc lưỡi: Rút hồ sơ để chuyển sang trường khác thôi, miễn đỗ là được rồi, ngành nào không quan trọng. Chẳng thế mà xảy ra hiện tượng: sáng nộp trường A, chiều rút để chuyển trường B. Hệ lụy thì đã rõ: Thí sinh và gia đình thí sinh lao đao, áp lực công việc dồn thêm lên cả chính các trường Đại học với việc nay nộp, mai rút của thí sinh. Thống kê hôm nay của Trường đã đủ chỉ tiêu, nhưng ngày mai chưa biết ra sao khi thí sinh rút - chuyển.
2 trong 1 và những lạc hậu trong tư duy công nghệ
Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng chúng ta thử ví dụ nhé: Nếu Đại học Harvard mà cũng bắt thí sinh phải đến nộp hồ sơ trực tiếp thì đến mạt kiếp họ cũng không bao giờ tuyển được những thí sinh xuất chúng từ khắp nơi trên thế giới như thế. Và danh tiếng Harvard vì vậy cũng còn lâu mới nức tiếng toàn cầu. Ấy vậy mà, chính sách của chúng ta ra đời ở kỷ nguyên rực rỡ của công nghệ thông tin, nhưng thí sinh chỉ có thể ngồi một chỗ để xem bảng xếp hạng, còn muốn chuyển ư, xin lỗi nhé, hãy nhấc mông lên và hộc tốc chạy tới trường nào.
Thiết nghĩ, nếu trước khi ban hành chính sách này, Bộ GD&ĐT xây dựng hệ thống phần mềm hoàn chỉnh tới từng trường Đại học, đảm bảo từng thí sinh không chỉ chủ động xem điểm mà còn chủ động rút - chuyển hồ sơ thì tốt biết mấy. Đương nhiên, đi kèm với đó là quy định: Thí sinh được rút - chuyển tối đa bao nhiêu lần. Nếu không thì lại dẫn đến những bấn loạn khác.
Chính sách 2 trong 1 kỳ vọng giảm tải áp lực, tài chính; trong thực tế lại tạo ra những cuộc đua mới: gay cấn, cực khổ và "đày ải tâm lý thí sinh" không kém. Đành rằng không chính sách nào hoàn hảo với số đông, song suy cho cùng, không phải ngẫu nhiên một văn bản trước khi ban hành rộng rãi, lại cần được làm thí điểm trước khi nhân rộng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét