Trên
dưới 20 là mức điểm khiến hàng loạt thí sinh đang hoang mang chưa biết
nộp hồ sơ vào đâu khi đối mặt với nguy cơ bị loại ra khỏi những trường
tốp trên.
Trong
ngày hôm qua, nhiều thí sinh và phụ huynh chạy đôn chạy đáo đến các
trường ĐH rút, nộp hồ sơ xét tuyển mong muốn tăng cơ hội trúng tuyển
|
Trong khi đó nhiều trường vẫn chưa nhận đủ hồ sơ so với chỉ tiêu và mức điểm này vẫn nhiều khả năng trúng tuyển.
Trượt khối A, quay sang khối A1
Theo
dữ liệu được cập nhật gần đây nhất, điểm xét tuyển dự kiến vào Trường
ĐH Giao thông vận tải khá dễ chịu. Cao nhất là ngành công nghệ thông
tin: 21,5 điểm. Một số ngành từ 20 điểm trở lên gồm kỹ thuật điện tử,
truyền thông; kỹ thuật điện điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
kinh tế xây dựng; kế toán. Còn lại đều ở mức dưới 20, trong đó 2 ngành
có điểm dự kiến xét tuyển thấp nhất là kỹ thuật môi trường, khai thác
vận tải đều 17,75. Như vậy, trừ ngành công nghệ thông tin, những thí
sinh (TS) khối A có mức điểm 19 - 20 trượt Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và
khối trường kinh tế đều có cơ hội đỗ vào trường này.
Theo
ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng,
Trường ĐH Giao thông vận tải, do năm nay trường dùng tổ hợp môn thi mới
là A1 (ở tất cả các ngành) để tuyển sinh nên
cơ hội cho những TS dùng khối thi này để xét tuyển là rất lớn. Trường
dự kiến dành hơn 800 chỉ tiêu cho khối A1 nhưng đến nay mới chỉ khoảng
300 hồ sơ nộp vào với mức điểm phổ biến từ 15 trở lên.
Trường
ĐH Xây dựng cũng là một địa chỉ cho những TS ở mức điểm từ 19 - 21 năm
nay, đặc biệt với những TS có điểm toán cao do môn này được nhân hệ số 2
khi xét tuyển. Theo PGS-TS Phạm Xuân Anh, Phó hiệu trưởng trường này,
số hồ sơ đăng ký xét tuyển khối A mà trường nhận được hiện mới khoảng
2.200 trong khi trường dành 2.130 chỉ tiêu tuyển sinh cho
khối này. Vì thế điểm chuẩn dự kiến của hầu hết các ngành hiện vẫn ở
mức khá thấp. Năm ngành có điểm chuẩn dự kiến cao là xây dựng dân dụng
và công nghiệp (30 điểm có nhân hệ số), kinh tế xây dựng (29,8), công
nghệ thông tin (28,83), xây dựng cầu đường (28,42), hệ thống kỹ thuật
trong công trình (28,33). Còn lại cũng chỉ từ mức 20 - 25. Thậm chí
ngành máy xây dựng hiện mới chỉ ở mức 19,92 (tương đương điểm “sàn”).
Cơ
hội này đặc biệt rộng mở với TS khối A1. “Trường dành 670 chỉ tiêu cho
khối A1 nhưng đến nay mới có khoảng 200 hồ sơ đăng ký xét tuyển tổ hợp
môn thi này. Vì thế hiện nay điểm dự kiến trúng tuyển của hầu hết các
ngành khối A1 đều ngang sàn của Bộ”, PGS-TS Phạm Xuân Anh cho biết.
Tuyển sinh 2015: Ngành nào điểm còn “mềm” ?
Ông
Vũ Tuấn Lâm, Phó giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông, cho biết với
các ngành kỹ thuật, trường sẽ lấy điểm chuẩn ít nhất là 20, công nghệ
thông tin phải tầm 23, các ngành kinh tế có thể thấp hơn nhưng tối thiểu
phải 19. “Mấy hôm nay lượng nộp hồ sơ với điểm 24 - 25 về đã nhiều. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều cơ hội cho những TS 20 - 21 điểm”, ông Lâm nói.
Mọi năm Trường ĐH Mỏ - Địa chất khó tuyển sinh 2015 hơn
trong số các trường kỹ thuật, tuy nhiên lợi thế của trường này là có
đào tạo một số ngành kinh tế như quản trị kinh doanh, kế toán. Theo ông
Phan Minh Tạo, Trưởng phòng Đào tạo, dù có 3.850 chỉ tiêu (cho 4 khối A,
A1, B, D1) nhưng hiện nay số hồ sơ đã nhập vào kho dữ liệu của trường
mới chỉ 1.700. Trường sẽ dành 25% chỉ tiêu cho các tổ hợp môn thi mới
(A1, B, D1), nhưng trong trường hợp điểm xét tuyển của các TS ở tổ hợp
này quá thấp trường sẽ tăng chỉ tiêu khối A lên. Cũng như mọi năm, có
một số khoa thế mạnh truyền thống của trường như: dầu khí, cơ - điện
điểm chuẩn sẽ cao hơn “sàn”, còn lại hầu hết các ngành TS đạt từ “sàn”
trở lên đều có cơ hội trúng tuyển.
Trường
ĐH Quốc tế TP.HCM tính đến ngày 17.8 vẫn còn nhiều ngành có số TS nộp
vào chưa đủ so với chỉ tiêu. Chẳng hạn, tài chính ngân hàng cần tuyển
thêm 58 TS (ở mức 18 điểm trở lên); công nghệ sinh học 42 TS (16,5
điểm); kỹ thuật hệ thống công nghiệp 33 TS (16,25 điểm); kỹ thuật điện
tử truyền thông 42 TS (17,75 điểm); quản lý nguồn lợi thủy sản 31 TS
(17,25 điểm)… Theo PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng nhà trường, các
ngành kỹ thuật mức điểm xét tuyển “mềm” hơn nên cơ hội trúng tuyển sẽ
cao hơn. Ngược lại, một số ngành “nóng” điểm chuẩn có thể tiếp tục tăng
như: quản trị kinh doanh (điểm xét tuyển tạm thời 21); kỹ thuật y sinh
(21,75 điểm)…
Tiến
sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho
biết trường này hiện còn 2 ngành hồ sơ chưa đủ so với chỉ tiêu cần tuyển
gồm: trắc địa bản đồ 20 chỉ tiêu (18 điểm), CĐ bảo dưỡng công nghiệp
100 chỉ tiêu (12 điểm).
Còn
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại cơ sở chính hiện có 4 ngành mức điểm an
toàn tạm thời ở mức 17 gồm: bản đồ học, lâm nghiệp, công nghệ chế biến
lâm sản, phát triển nông thôn.
Thí sinh điểm cao bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển
Ghi
nhận trong ngày 17.8, phần lớn ở các trường số TS rút hồ sơ nhiều hơn
số nộp vào. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng Đào tạo
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thời điểm này đa số hồ sơ nộp vào đều có mức
điểm cao.
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, lưu ý: “TS cần tham khảo kỹ lưỡng tình hình xét tuyển các trường công bố trên website để tránh bị nhiễu thông tin. Ở những ngày cuối cùng, khả năng các ngành “nóng” mức điểm xét tuyển sẽ không thay đổi nhiều”. Tiến sĩ Lý cho biết ở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, TS nếu có mức điểm dưới 20, đã đăng ký xét tuyển vào các ngành nông học, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa học cần rút hồ sơ để điều chỉnh nguyện vọng. Với ngành công nghệ sinh học, TS dưới 21 điểm cũng nên rút. Ngành thú y, TS có tổng điểm từ 21 trở lên mới có khả năng trúng tuyển.
Sáng qua, PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết lượng TS nộp vào khối hóa, sinh, thực phẩm, môi trường khá dồn dập do những TS này vừa rút hồ sơ từ các trường khối y dược. Mức điểm ở khoảng 19, 20.
PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thông tin: “Trong ngày 17, số lượng rút đông hơn hẳn mọi ngày, chỉ riêng trong buổi sáng đã có hơn 300 TS. Tuy nhiên, lượng TS nộp vào cũng dồn dập, với mức điểm từ 24 trở lên”.
Trong khi đó, TS đến rút hồ sơ tại Trường ĐH Tài chính - Marketing trong ngày 17.8 đa số đều dưới mức 20 điểm. Ông Châu Minh Quí, Phó phòng Đào tạo, thông tin: “Lượng hồ sơ nộp vào vẫn tăng cao, tính đến đầu giờ chiều 17.8 đã khoảng 500 TS với mức điểm từ 20 trở lên”. Tương tự, Trường ĐH Quốc tế trong ngày 17.8 số hồ sơ được nộp vào tăng nhiều so với trước đó.
Hôm qua, TS bắt đầu rút hồ sơ từ nhiều trường ĐH công lập để chuyển sang trường ngoài công lập.
Theo thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc tư vấn tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Hoa Sen, chỉ trong ngày 17.8, trường đã nhận được khoảng 150 hồ sơ nộp vào, tăng hơn so với những ngày gần đây. Những ngành nhiều hồ sơ thuộc về khối ngành kinh tế, du lịch nhà hàng - khách sạn, ngôn ngữ Anh. Những ngành còn ít hồ sơ là công nghệ thông tin, quản trị tài nguyên môi trường, thiết kế…
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết ngày 17.8 trường nhận được hơn 200 hồ sơ. Dự kiến số lượng hồ sơ sẽ còn tăng trong những ngày sắp tới, khi tiếp tục có nhiều TS rút từ các trường công lập chuyển về. Hiện nay các ngành kỹ thuật - công nghệ, kinh tế vẫn chưa có nhiều hồ sơ nộp. Trái lại, các ngành năng khiếu (nhất là kiến trúc), quan hệ công chúng đang có nhiều hồ sơ.
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, lưu ý: “TS cần tham khảo kỹ lưỡng tình hình xét tuyển các trường công bố trên website để tránh bị nhiễu thông tin. Ở những ngày cuối cùng, khả năng các ngành “nóng” mức điểm xét tuyển sẽ không thay đổi nhiều”. Tiến sĩ Lý cho biết ở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, TS nếu có mức điểm dưới 20, đã đăng ký xét tuyển vào các ngành nông học, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa học cần rút hồ sơ để điều chỉnh nguyện vọng. Với ngành công nghệ sinh học, TS dưới 21 điểm cũng nên rút. Ngành thú y, TS có tổng điểm từ 21 trở lên mới có khả năng trúng tuyển.
Sáng qua, PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết lượng TS nộp vào khối hóa, sinh, thực phẩm, môi trường khá dồn dập do những TS này vừa rút hồ sơ từ các trường khối y dược. Mức điểm ở khoảng 19, 20.
PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thông tin: “Trong ngày 17, số lượng rút đông hơn hẳn mọi ngày, chỉ riêng trong buổi sáng đã có hơn 300 TS. Tuy nhiên, lượng TS nộp vào cũng dồn dập, với mức điểm từ 24 trở lên”.
Trong khi đó, TS đến rút hồ sơ tại Trường ĐH Tài chính - Marketing trong ngày 17.8 đa số đều dưới mức 20 điểm. Ông Châu Minh Quí, Phó phòng Đào tạo, thông tin: “Lượng hồ sơ nộp vào vẫn tăng cao, tính đến đầu giờ chiều 17.8 đã khoảng 500 TS với mức điểm từ 20 trở lên”. Tương tự, Trường ĐH Quốc tế trong ngày 17.8 số hồ sơ được nộp vào tăng nhiều so với trước đó.
Hôm qua, TS bắt đầu rút hồ sơ từ nhiều trường ĐH công lập để chuyển sang trường ngoài công lập.
Theo thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc tư vấn tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Hoa Sen, chỉ trong ngày 17.8, trường đã nhận được khoảng 150 hồ sơ nộp vào, tăng hơn so với những ngày gần đây. Những ngành nhiều hồ sơ thuộc về khối ngành kinh tế, du lịch nhà hàng - khách sạn, ngôn ngữ Anh. Những ngành còn ít hồ sơ là công nghệ thông tin, quản trị tài nguyên môi trường, thiết kế…
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết ngày 17.8 trường nhận được hơn 200 hồ sơ. Dự kiến số lượng hồ sơ sẽ còn tăng trong những ngày sắp tới, khi tiếp tục có nhiều TS rút từ các trường công lập chuyển về. Hiện nay các ngành kỹ thuật - công nghệ, kinh tế vẫn chưa có nhiều hồ sơ nộp. Trái lại, các ngành năng khiếu (nhất là kiến trúc), quan hệ công chúng đang có nhiều hồ sơ.
Không lấy được điểm thi năng khiếu
Trong
ngày 17.8, nhiều TS phản ánh với các trường ngoài công lập về việc tham
gia thi các môn năng khiếu ở các trường ĐH: Mỹ thuật TP.HCM, ĐH Tôn Đức
Thắng... nhưng không rút được phiếu chứng nhận kết quả thi.
Tiến
sĩ Trương Phi Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, cho biết
trường sẽ gửi phiếu chứng nhận điểm thi năng khiếu cho TS. Vừa qua
trường đã làm phiếu này nhưng trên phiếu không thể hiện rõ môn thi của
TS. Để thuận tiện cho TS xét tuyển qua các trường khác, trường đã gấp
rút làm lại phiếu điểm này. Từ hôm nay, TS có thể đến trường nhận phiếu
điểm.
Thạc sĩ Vũ Quảng Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH
Tôn Đức Thắng, cho biết nếu TS thi năng khiếu muốn lấy giấy chứng nhận
điểm để rút hồ sơ, chuyển qua trường khác cần phải làm đơn yêu cầu.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét